Chiến lược “Chi phí thấp” của Vinamilk

Please follow and like us:

Chiến lược “Chi phí thấp”

Mục tiêu của Vinamilk khi theo đuổi chiến lược chi phí thấp là vượt trội đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm thấp hơn các công ty nước ngoài trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. Những năm trước thị phần của Vinamilk chỉ 17% thì năm 2010 đã là 25%  và càng ngày càng tiếp tục tăng trưởng. Sữa và các sản phẩm từ sữa của công ty chiếm khoảng 50% thị phần toàn quốc. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa tươi, sữa bột và sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phô mai.

Vinamilk cũng lường trước việc tăng giá lên thì cũng tăng được nhưng giá ảnh hưởng rất lớn người tiêu dùng vì thu nhập của người dân Việt Nam chưa được bằng nhiều nước khác nên Vinamilk cố gắng để làm sao mọi tầng lớp có thể uống sữa được với một chi phí hợp lý(thực tế trong khi ở Thái Lan, bình quân mỗi người dân uống 23lít sữa tươi/năm, Trung Quốc là 25lít/năm thì ở Việt Nam con số này chỉ là… 14 lít/năm).

Để có thể đưa sản phẩm có “giá Việt” đến tay người Việt, từ năm 2009 Vinamilk đã chú trọng thực hiện cắt giảm những chi phí có thể. Bên cạnh việc cơ cấu lại nhãn hàng, Công ty đã thực hiện chiến lược kinh doanh mang tên phủ đều và kiểm soát các điểm bán lẻ. Trước khi thực hiện chiến lược kinh doanh mới này, doanh số của Vinamilk luôn phụ thuộc khá lớn vào các điểm bán sỉ. Công ty thường xuyên phải đối phó với tình trạng ôm hàng, xả hàng của những đại lý lớn theo chu kỳ khuyến mãi. Điều này phát sinh những hiện tượng không mong muốn, đó là hiện tượng cạnh tranh về giá, về địa bàn của các đại lý nhờ lợi thế có được từ khuyến mãi.

Khi áp dụng chiến lược phủ điểm bán lẻ, doanh số Vinamilk không còn bị lệ thuộc và nhờ vậy Công ty tiết kiệm được khá nhiều chi phí khuyến mại, chiến lược mới này không chỉ tăng hiệu quả hoạt động cho Công ty mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Trước hết, đó là độ tươi mới của sản phẩm như một số nhãn hàng tuổi thọ ngắn: sữa tươi, sữa chua, kem… Nếu như trước đây, sản phẩm phải mất một thời gian dài nằm ở các điểm bán sỉ thì nay chúng được vận chuyển trực tiếp đến các điểm bán lẻ trong thời gian ngắn nhất sau khi sản xuất, nhờ vậy mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng tươi ngon hơn.

Ngoài ra, giá sản phẩm được phân phối theo hình thức này luôn ổn định vì không lệ thuộc vào khuyến mãi. Bên cạnh đó, thông qua các điểm bán lẻ, Vinamilk cũng nhanh chóng nắm bắt được ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung như sau:

MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG CỦA VINAMILK, CHIẾN LƯỢC NHÂN LỰC, CHIẾN LƯỢC MARKETING

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA VINAMILK

Phân tích Chiến lược “tập trung theo khác biệt hóa” của Vinamilk

Phân tích Chiến lược “khác biệt hóa” của Vinamilk

Chiến lược “Chi phí thấp” của Vinamilk

Chiến lược phát triển của Vinamilk

Phân tích môi trường ngành và đánh giá điểm mạnh, yếu của Vinamilk

Phân tích môi trường vĩ mô và rút ra những cơ hội, thách thức của Vinamilk

Phân tích 5 lợi thế cạnh tranh của Vinamilk

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *