ĐỀ CƯƠNG MÔN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Câu 1: Chọn 1 chủ đề, với độ tuổi bất kì, anh chị hãy lập kế hoạch thực hiện theo chủ đề đó?
Bài làm
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Thời gian thực hiện: 1 tuần
- MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Lĩnh vực phát triển | Mục tiêu | Nội dung |
1. Phát triển thể chất
2. Phát triển nhận thức
3. Phát triển ngôn ngữ
4. Phát triển thẩm mỹ
5. Phát triển tình cảm xã hội |
Phát triển vận động
Trẻ có kĩ năng thực hiện các vận động của cơ thể điều chỉnh, vận động theo tín hiệu – Đi đúng tư thế: chân bước đều phối hợp chân tay nhịp nhàng – Trẻ có kĩ năng thực hiện các vận động cơ bản: bò, trườn chạy
· Định hướng sức khỏe – Nói tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật hay hình ảnh: thịt, cá, rau – Thực hiện một số việc đơn giản: rửa tay, lau mặt, xúc miệng, tháo tất, cởi quần áo – Nhận ra và tránh xa những nơi có con vật nguy hiểm
· Khám phá khoa học – Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của con vật quen thuộc – Mô tả những dấu hiệu nổi bật của các con vật khi quan sát với sự giúp đỡ của cô · Làm quen với toán – Đếm trên các đối tượng đến 4 – So sánh 2 đối tượng về kích thước nói các từ to hơn- nhỏ hơn, cao ơn- thấp hơn – Phân loại đối tượng theo một dấu hiệu · Nghe – Biết lắng nghe và trẻ lời câu hỏi của người đối thoại
· Nói – Phát âm rõ ràng để người khác hiểu được – Nói được các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của một số con vật gần gũi khi được trò chuyện, xem tranh ảnh về các con vật · Làm quen với đọc viết – Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, biết tự giở sách xem tranh · Âm nhạc – Hát theo giai điệu lời ca của bài hát quen thuộc – Vận động theo nhịp điệu bài hát bản nhạc vỗ tay và múa minh họa – Cảm nhận được sự đáng yêu của từng loại vật thông qua tạo hình – Vẽ các nét xiên ngang – Lăn dọc xoay tròn ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm
– Biết nói cảm ơn, xin lỗi, lễ phép được nhắc nhở – Thực hiện một số quy địnhcủa lớp và gia đình, cất đồ chơi, vâng lời bố mẹ – Bỏ rác đúng nơi quy định |
– Tập động phát triển nhóm cơ và hô hấp: đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, tay bụng – VĐCB: bò cao chui qua cống, tung bóng lên bằng tay, ném đích nằm ngang – Chơi các TCVĐ và TCDG: nhảy qua suối nhỏ , bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột · Định hướng sức khỏe – Nhận biết và gọi tên một số món ăn hang ngày được chế biến bằng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật – Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường đó vui sức khỏe con người – Tập luyện một số thói quen tốt – Quay cổ tay, ngón tay, cuộn cổ tay, nhận biết và phòng tránh những động vật nguy hiểm ở những nơi không an toàn · Khám phá khoa học – Tìm hiểu, trò chuyện về đặc điểm nổi bật, lợi ích của một số con vật gần gũi – Cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi
· Làm quen với toán – Dạy trẻ đếm đến 4 – So sánh 2 đối tượng về kích thước to hơn- nhỏ hơn, cao hơn- thấp hơn – Ghép tương ứng 1-1 – Nhận biết 1 và nhiều
· Nghe – Hiểu các từ chỉ người, tên gọi con vật gần gũi, quen thuộc – Nghe hiểu nội dung truyện, thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với chủ đề động vật · Nói – Phát âm các tiếng của tiếng việt – Đọc thơ ca, đồng dao, ngôn ngữ hò vè về chủ điểm động vật – Trẻ biết sử dụng những từ ngữ đơn giản kể về các con vật
· Làm quen với đọc viết – Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau cầm sách đúng chiều, mở sách xem tranh, giữ gìn sách · Âm nhạc – Hát đúng giai điệu lời ca, vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát theo chủ điểm động vật – Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình, sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích – Nhận xét sản phẩm tạo hình
– Dạy bé chào ông bà khi trẻ đến và về nhà, biết xin lỗi khi mình làm sai – Cho trẻ sắp xếp đồ chơi gọn gang sau khi chơi xong – Dạy trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật – Nhận biết hành vi đúng- sai, tốt- xấu – Giữ gin vệ sinh môi trường |
- KẾ HOẠCH TUẦN
Hoạt động | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
đón trẻ, thể dục buổi sáng | – Cô niềm nở đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dung vào đúng nơi quy định
– Thể dục buổi sáng với bài hát: Chú gà trống gọi o Tay đưa lên cao o Bật: chân trước chân sau o Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng o Chân: Bước chân trước, chân sau khụy gối o Bụng: cuối gập |
||||
Trò chuyện | – Cô trò chuyện vui vẻ về một số con vật sống trong rừng | ||||
Hoạt động góc | HĐ KPKH
tìm hiểu một số con vật sống trong rừng
|
HĐ Tạo hình
Vẽ thêm các bộ phận còn thiếu của con voi và con hổ, tô màu cho đẹp(theo đề tài)
|
HĐ âm nhạc
DH: Đố bạn NH: Chú voi con ở bản đôn TC: Ai nhanh nhất
|
-HĐ thể dục
VĐCB: Trườn theo hướng thẳng -TCVĐ: Gấu và Ong HĐVH: Truyện Bác Gấu đen và 2 chú Thỏ
|
HĐLQ toán
Nhận biết phn biệt cao- thấp, to- nhỏ
|
HOẠT ĐỘNG GÓC | – Góc xây dựng: xây dựng vườn bách thú
– Góc phân vai: Bán hang, gia đình, phòng thú y – Góc thư viện: xem tranh ảnh, lô tô về con vật sống trong rừng – Góc tạo hình: vẽ, in hình, nặn, cắt dán các con vật mà trẻ thích · Chuẩn bị: đất nặn, giấy màu, kéo,hồ dán, tranh gợi ý về các con vật · Hướng dẫn: có hướng dẫn trẻ cách nặn, vẽ, cắt dán các hình ảnh về con vật
|
||||
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI | -Quan sát hình ảnh về một số con vật trong rừng
-TCVĐ: Trời nắng trời mưa -Chơi tự do
|
-Giải các câu đố về các con vật sống trong rừng
-TCVĐ: Gấu và Ong
-Chơi tự do |
-Quan sát mô hình vườn bách thú
-TCVĐ: Trời náng trời mưa -Chơi tự do
|
-Đọc bài ca dao: con vòi con voi
-TCVĐ: Chó sói xấu tính -Chơi tự do |
-Nhặt lá theo yêu cầu
-TCVĐ: Cáo và Thỏ
-Chơi tự do
|
HOẠT ĐỘNG CHIỀU | – Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: nu na nu nống | ||||
-Kể tên các con vật mà bé biết chơi
-Chơi tự do -Vệ sinh, trả trẻ
|
-Kể chuyện cho bé nghe “vịt con và sơn ca”
-Chơi tự do -Vệ sinh, trả trẻ
|
-TH: Xé dán đàn cá tặng cô và mẹ
-Chơi tự do -Vệ sinh, trả trẻ
|
-Nặn theo ý thích
-Chơi tự do -Vệ sinh, trả trẻ |
-Cùng cô lau dọn đồ chơi
-Chơi tự do -Vệ sinh, trả trẻ
|
- ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
- Đánh giá việc xây dựng môi trường giáo dục
- Đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục
- Những biểu hiện của trẻ
- Những điểm cần lưu ý trong chủ điểm tiếp theo