Anh(chị) hiểu thế nào là quan điểm tích hợp? Thiết kế hệ thống các hoạt động giúp trẻ khám phá chủ đề ( tùy chọn chủ đề và độ tuổi)
Bài làm
- Quan điểm tích hợp là sự xâm nhập, liên kết, đan xen những qua trình sư phạm tạo thành 1 hệ thống nhất, tác động đồng bộ đến đứa trẻ nhục một chỉnh thể toàn vẹn, nhờ đó hiệu quả sư phạm được nhân lên
- Có 2 hình thức phổ biến:
- Tích hợp theo chủ đề
- Tích hợp trong một hoạt động
- Thiết kế hệ thống các hoạt động giúp trẻ khám phá chủ đề.
Chủ đề: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi)
Thời gian: 1 tuần
- Mục tiêu:
Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể:
- Về thể chất
- Phát triển và tăng cường các nhóm cơ lớn của cơ thể bé ( chuyển động cần để kiểm soát phấn đấu, lật, ngồi xuống, bò trườn, đứng lên, đi lại và chạy nhảy, bắt chước dáng đi của con vật)
- Phát triển cơ tay, cơ vai và cơ chân, phát triển tố chất khéo léo mạnh mẽ
- Về ngôn ngữ
- Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp thông qua trò chuyện, thảo luận, kể chuyện, đọc thơ và hát về các con vật
- Phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh
- Về nhận thức
- Phát triển tính ham hiểu biết, óc quan sát phân đoán khả năng so sánh, phân loại, nhận xét ( theo các đặc điểm số lượng, hình dáng, kích thước,) về các sự vật, các con vật quen thuộc, môi trường xung quanh
- Có khả năng phối hợp vận động và các gián quan ( tay, mắt) chính xác
- Về tình cảm xã hội
- Yêu thích các con vật nuôi và mong muốn bảo vệ môi trường sống của chúng
- Quý trọng người chăn nuôi
- Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi gia đình
- Cảm nhận sự sảng khoái dễ chịu khi tiếp xúc với các con vật gần gũi
- Về thẩm mỹ
- Yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú của con vật nuôi
- Biểu thể hiện cảm xúc tình cảm qua tranh vẽ, bài hát, trò chơi vận động
- Xây dựng kế hoạch tuần
Các hoạt động giúp trẻ khám phá gồm có:
+ hoạt động học
+ Chơi và hoạt động góc
+ Hoạt động ngoài trời
+ Học, chơi, hoạt động theo ý thích
Hoạt động | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
Đón trẻ | – Chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các con vật
– Tập thể dục sáng, điểm danh – Trò chuyện với trẻ về con vật trong gia đình – Phân công trực nhật, chăm sóc vạt nuôi( cho cá, chim ăn, tưới cây)
|
||||
Hoạt động học | Khám phá khoa học:
-So sánh đặc điểm của gà và lợn
-Trò chơi “tôi đi đến trường, tôi nhìn thấy con gà”
|
Làm quen với toán:
-Làm quen với số 9: Tôi là con mèo thứ mấy -Xác định vị trí để thức ăn của con vật phía phải. -Bài hát “ Nhà em có con mèo”
|
Kể chuyện “ Ba con mèo”
-Trò chơi “ nhận biết chữ cái qua tên các con vật” -Dán con vật thích hợp vào nhà của nó
|
Vận động:
-Đi kiễng gót chân chuyền bóng qua đầu. So sánh số lượng bóng của các đội… -Trò chơi vận động: “ Đi nhẹ như mèo”, “mèo đuổi chuột”đoán con vật qua tiếng kêu
|
-Vẽ con mèo
-Trò chơi vận động. Bắt trước dáng đi các con vật
|
– Góc đóng vai: Chơi trò chơi đóng vai gia đình, cửa hàng bán thực phẩm sạch, phòng khám của bác sĩ, cửa hàng ăn
– Góc tạo hình: Chơi và hoạt động theo ý thích, tô màu, di màu, cắt dán, vẽ nặn hình các con vật, nhà ở của các con vật. Trò chơi: Triển lãm nghệt thuật về các con vật/ thú nhồi bông… – Góc âm nhạc: Làm quen nhạc cụ, nghe âm thanh, hát “ Vì sao con mèo rửa mặt,gà trống, mèo con và cún con”. Mua “ em thích con gà trống” – Góc khoa học, thiên nhiên: chăm sóc vật nuôi và cho vật nuôi ăn – Góc thư viện: Làm sách về các con vật – Góc xây dựng: Xếp hình, ghép hình con vật, xây nhà, xây dựng vườn thú, xây trại chăn nuôi
|
|||||
Hoạt động ngoài trời | -Vẽ phần “ đàn gà con”
-Trò chơi vận động: “ Mèo đuổi chuột” , nhặt lá xếp hình “ con lợn”
|
-Dạo quanh sân trường, quan sát thiên nhiên, bể cá cảnh
-Trò chơi “ thả đỉa ba ba, chú vịt con”
|
-Tham quan khu chăn nuôi của trường, chăm sóc con vật
-Trò chơi “ Mèo và chim sẻ”
|
-Dạo quanh sân trường quan sát môi trường sạch đẹp nhặt lá rụng, xếp con mèo
-Trò chơi “ Rồng rắn lên mây”
|
-Chơi các dụng cụ ngoài trời
-Trò chơi “ Chim sổ lồng” |
Hoạt động chơi, hoạt động theo ý thích | – Hát “ con chim non, thương con mèo”, vận động theo 1 lần nhạc
– Trò chơi “ Về đúng nhà” (gà trống, gà mái, so sánh nhóm con vật nào số lượng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu…) – Chơi, hoạt động theo ý thích ở các góc. Tổ chức lao động tập thể, lau rửa, cất dọn đồ chơi – Nghe đọc truyện hoặc kể lại truyện, ôn bài thơ, thơ – Vệ sinh thực hành kĩ năng rửa tay
|
||||
Trả trẻ | – Dặn dò trẻ những điều cần chú ý khi tiếp xúc với vật nuôi trong nhà
|