Cạnh tranh là gì? Lợi thế cạnh tranh là gì ? Khái niệm và quan điểm tạo lợi thế cạnh tranh

Please follow and like us:

Cạnh tranh trong kinh tế là gì?

Cạnh tranh là sự ganh đua, giữa các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hoặc tiêu thụ… để từ đó đem đến lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất hoặc kinh doanh với nhau ( đơn vị nào cũng muốn bán được hàng); Cạnh tranh giữa khách hàng với khách hàng ( Khách hàng muốn mua sản phẩm). Cạnh tranh xảy ra khi có những mâu thuẫn, mâu thuẫn là nguồn gốc tạo ra cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế là những điều kiện mà một chủ thể này có được hơn chủ thể cạnh tranh khác. Những điều kiện thuận lợi hơn là những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có được đối với những đối thủ khác.

Lợi thế cạnh tranh chính là sự vượt trội về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thương hiệu… mà một đơn vị sản xuất kinh doanh tạo ra so với những đối thủ khác. Sự vượt trội đó giúp tạo nên ưu thế so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Ví dụ: Thương hiệu của FPTShop, Thế giới di động lớn hơn những đối thủ khác trên thị trường như Cell phone, nhật cường mobile.. Do đó tạo nên lợi thế không hề nhỏ khi thu hút khách hàng mua hàng tại đơn vị của mình.

Sự khác biệt của các sản phẩm, là điều kiện hình thành nên lợi thế cạnh cho mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm có chức năng, chất lượng tốt hơn sẽ là lợi thế. Mức giá sản phẩm mà một doanh nghiệp có thể duy trì được cũng sẽ trở thành lợi thế cho doanh nghiệp đó nếu nó được duy trì ở mức thấp. Những đặc trưng của sản phẩm tạo nên sự cạnh tranh hay mức giá thấp sẽ giúp các doanh nghiệp, đơn vị có được nó tạo nên được “Quyền thị trường” cho đơn vị đó. Ví dụ: Sản phẩm I phone của Apple có được sự khác biệt về hệ điều hành so với những đối thủ khác điều này giúp Apple có lợi thế cạnh tranh đồng thời tạo nên quyền thị trường cho chính Apple.

Ngày nay, quá trình cạnh tranh đang có khuynh hướng chuyển mục đích của cạnh tranh từ phía cạnh tranh người tiêu dùng sang cạnh tranh đối thủ. Cốt lõi của cạnh tranh hiện nay được quan niệm là tạo ưu thế của Doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Thích ứng với cạnh tranh đòi hỏi phải có sự sáng tạo và khai thác lợi thế cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh theo các cách khác nhau: Hoặc là chọn tuyến thị trường khác với đối thủ cạnh tranh, hoặc là đầu tư giảm giá thành để cạnh tranh tranh trong cùng một tuyến thị trường, hoặc khiểm soát hệ thống phân phối. Đằng sau các cách này là hai thái độ cạnh tranh:

– Đối đầu trực tiếp với đối phương

– Phát triển con đường tránh cạnh tranh (chiến thắng mà không cần phải chiến đấu)

Sử dụng lợi thế cạnh tranh để chiến thắng đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định:

Một là, phải xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu này được hiểu là phải nắm vững đối thủ về tiềm lực khả năng. Chiến lược cạnh tranh thành công hay thất bại tuỳ thuộc vào Doanh nghiệp có xác định chính xác đối thủ cạnh tranh hay không. Đối thủ cạnh tranh của Doanh nghiệp bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước, trước hết Doanh nghiệp cần phải tập trung vào các doanh nghiệp trong nước bởi các đối thủ trong nước không chỉ giành giật thị trường mà còn giành giật cả con người, giành sự so sánh về uy tín, về sức mạnh của mình với cá đối thủ khác.

Hai là, khi muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp cần phải lựa chọn vũ khí cạnh tranh cho phù hợp. Tìm ra phương pháp để sử dụng tối đa hiệu quả các khí giới đó. Điều trước tiên, Doanh nghiệp phải lựa chọn khu vực kinh doanh, sau đó lựa chọn vũ khí. Khu vực địa lý với những đặc điểm riêng có của thị trường đó giúp Doanh nghiệp biết phải lựa chọn vũ khí nào cho hiệu quả.

Có thể phân ra ba loại vũ khí chủ yếu: Sản phẩm, giá cả và dịch vụ. Để lựa chọn vũ khí cạnh tranh Doanh nghiệp cần suy tính cân nhắc đến tài nguyên của doanh nghiệp mình cũng như sức mạnh của đối phương, điều kiện của thị trường và những nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn nếu lựa chọn vũ khí là sản phẩm thì việc nghiên cứu sản phẩm phải mạnh, thiết kế dịch vụ phải phù hợp với người sử dụng. Chiến lược sản phẩm và việc kiểm soát chất lượng trở nên vô cùng quan trọng. Mặc dù chọn được vũ khí cạnh tranh tối ưu trong từng thời điểm nhất định Doanh nghiệp vẫn phải sử dụng đồng thời hai vũ khí còn lại. Có như vậy hiệu quả của vũ khí mới phát huy được tối đa sức mạnh của nó.

Quyết định lựa chọn vũ khí cạnh tranh còn phụ thuộc vào chu kỳ sử dụng vũ khí cạnh tranh.

Trong bất kỳ tuyến thị trường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp thay đổi theo thời gian. Thông thường sản phẩm được coi là vũ khí tối ưu nhất, sau đó là các dịch vụ phụ và cuối cùng là giá cả. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng sản phẩm là vũ khí có hiệu quả nhất bởi nó tác động trực tiếp đến người tiêu dùng. Cùng với sản phẩm là các dịch vụ phụ, cạnh tranh bằng giá cả được coi là biện pháp nghèo nàn nhất bởi nó ảnh hưởng rất mạnh đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường lại có chu kỳ khác hẳn. Họ chọn vũ khí khởi đầu là giá cả, sau đó là sản phẩm rồi mới đến dịch vụ.

Lựa chọn vũ khí cạnh tranh là bước đầu sau đó để đạt được kết quả trong cạnh tranh cần phải có thời gian, công sức để chuẩn bị vũ khí sao cho phát huy được hiệu quả cao nhất của công cụ đó

Thị trường và nhu cầu khách hàng quyết định vũ khí cạnh tranh nào là vũ khí cạnh tranh có hiệu quả. Hạ thấp chi phí sử dụng vũ khí cạnh tranh là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp.

Có hai phương pháp cơ bản đi đến quyết định đầu tư tài nguyên vào chiến lược cạnh tranh.

Cách thứ nhất Sử dụng tài nguyên mà đối phương không có như uy tín, mạng lưới phân phối… tạo ra vũ khí mà đối phương không có,

Cách thứ hai không đòi hỏi Doanh nghiệp phải có tài nguyên trội hơn đối phương. Nếu đối phương có mức độ tài sản tương đối như doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung trọng điểm của mình vào trọng điểm khác với đối phương.

 

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *