Bài tập nhóm – Pháp luật kinh doanh

Please follow and like us:
Bài 1 Công ty TNHH một thành viên là một loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.

a) Phân tích đặc điểm pháp lý và việc tổ chức, hoạt động của công ty TNHH một thành viên

b) Phân biệt công ty TNHH một thành viên với doanh nghiệp tư nhân

c) Trình bày về thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bài 2 Thế nào là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn?. Trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành, những loại hình doanh nghiệp nào mà chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh?

Phân tích những nội dung cơ bản của loại hình doanh nghiệp này về các mặt: tính chất, đặc điểm, chế độ thành lập và tổ chức quản lý.

Bài 3 Công ty TNHH xây dựng X và Công ty cổ phần thương mại Y thỏa thuận cùng góp vốn bằng nhau để thành lập một doanh nghiệp mới sản xuất vật liệu xây dựng, đặt trụ sở chính tại quận H, thành phố Hà Nội.

a) Hai công ty X và Y có thể làm như vậy hay không? Giải thích rõ vì sao.

b) Doanh nghiệp mới được thành lập là loại hình doanh nghiệp nào? Giải thích rõ vì sao.

c) Nội dung điểm b nói trên có gì khác hay không nếu có thêm một doanh nghiệp nữa góp vốn vào doanh nghiệp mới này?

d) Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp mới phải thỏa mãn những điều kiện như thế nào?

Bài 4 Trình bày thẩm quyền và thủ tục pháp lý để giải quyết các vấn đề sau đây tại một công ty cổ phần và giải thích rõ vì sao:

a) Bãi nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị vì có nhiều sai phạm

b) Một thành viên Hội đồng quản trị khởi kiện Hội đồng quản trị vì đưa ra nghị quyết trái pháp luật

c) Thay thế Tổng giám đốc vì người này có nhiều sai phạm

d) Tăng vốn điều lệ của Công ty.

Bài 5 Ngày 15-10-2016, doanh nghiệp tư nhân A có trụ sở chính tại quận H thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh chuyên sản xuất hàng dệt may ký một hợp đồng bán cho công ty TNHH thương mại B, đặt trụ sở chính tại quận B thành phố Hải Phòng một lô hàng quần áo các loại trị giá 460 triệu đồng.

a) Nêu tính chất pháp lý của quan hệ hợp đồng này và cho biết những đạo luật chủ yếu mà các bên phải áp dụng trong quan hệ mua bán này.

b) Tranh chấp từ hợp đồng này (nếu có) có thể được giải quyết bằng những phương thức nào?

c) Nếu tranh chấp được giải quyết bằng phương thức trọng tài thương mại thì cần phải tuân theo những nguyên tắc và điều kiện như thế nào?

d) Trường hợp hai bên thỏa thuận là “nếu có tranh chấp, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ giải quyết” thì có được hay không?

Bài 6 Ngày 1/11/2016 Công ty TNHH A (bên A) ký hợp đồng bán mực khô cho Công ty CP B (Bên B). Hợp đồng thỏa thuận một số nội dung: Số lượng: 1 tấn; Chất lượng: theo mẫu hàng do hai bên cùng lưu giữ; Giá: 150.000 đồng/kg; Thời gian giao hàng: trước ngày 20/11/2013; Phương thức và địa điểm giao hàng: giao một lần, điện thoại trước hai ngày, tại kho chính của bên mua; Phạt vi phạm hợp đồng: 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Ngày 15/11/2016, hai bên thực hiện giao nhận hàng hóa. Bên B phát hiện 300kg hàng bị mốc nên đã từ chối tiếp nhận số hàng này, yêu cầu đổi hàng khác và gia hạn thực hiện hợp đồng đến 25/11/2016. Hết thời hạn, Bên A không thực hiện yêu cầu này nên để thực hiện hợp đồng với đối tác của mình, Bên B phải mua 300kg hàng cùng loại của Công ty TNHH C với giá 170.000kg/kg.

a) Vi phạm của bên A có phải là vi phạm cơ bản hợp đồng không? Tại sao?. Trong tình huống trên Bên B đã áp dụng chế tài nào? Bên B có thể áp dụng các chế tài nào khác? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho câu trả lời.

b) Nếu các bên muốn giải quyết tranh chấp trên bằng phương thức trọng tài thương mại thì họ cần phải có điều kiện gì. Hãy phân tích nguyên tắc và các bước cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài với những giả định thêm của mình nếu thấy cần thiết.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *