50 câu trắc nghiệm đúng sai quản trị chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Please follow and like us:

50 câu trắc nghiệm đúng sai quản trị chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Hãy cho biết nhận xét sau đây là đúng, sai.Giải thích vì sao

  1. Bản kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương phải chỉ ra được “khâu đột phá” chi quá trình phát triển của địa phương.

 Đúng : Từ các đòi hỏi về phương thức xây dựng bản kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hôi địa phương, những đòi hỏi từ môi trường, từ nguồn lực và từ kiểm soát thì chúng ta cần đổi mới lập kế hoạch. Và nội dung của đổi mới lập kế hoạch bao gồm: Kết hợp LKH từ trên xuống và từ dưới lên, Chú trọng đến phát triển bền vững và gắn kết giữa thị trường, cơ cấu và chiến lược; Sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực sẵn có của địa phương và bên ngoài; Chọn khâu đột phá; Kế hoạch giám sát và đánh giá. Vì vậy cần phải chỉ ra được khâu đột phá để có thể tập trung nguồn lực để hoàn thành nó.

  1. Các cấp, các ngành không gặp khó khăn gì trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm

 Sai: Mặc dù năm nào cũng lập kế hoạch nhưng tình trạng của các năm là khác nhau nên việc lập kế hoạch cũng là khác nhau. Cần phải thực hiện đầy đủ bước của quá trình lập kế hoạch: phân tích tình huống, xác định mục tiêu chỉ tiêu, lên kế hoạch hành động, đánh giá phương án, ra quyết định kế hoạch. Trong từng bước của quá trình này đều gặp khó khăn về chi phí thực hiện, môi trường kinh tế xã hội pháp lý và công nghê thay đổi hằng năm nên việc phân tích cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, tâm lý và quan điểm người quản lý,

Thời gian xây dựng các bản kế hoạch thường bị hạn chế

Độ bất ổn định của môi trường

Tính cứng nhắc của nội bộ tổ chức

Cứng nhắc về tâm lý

Cứng nhắc về chính sách, thủ tục

Cứng nhắc trong hoạt động đầu tư cơ bản

Những cứng nhắc áp đặt từ bên ngoài

Bầu không khí chính trị

Các tổ chức hiệp hội

Thay đổi về công nghệ

cái này cứ chém thêm về phần cuối nhé

  1. Các doanh nghiệp tư nhân đều nhìn vào bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để lựa chọn hình thức đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

 Sai:  Mục tiêu của các doanh nghiệp tư nhân là doanh thu, lợi nhuận hay giá trị thị trường của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình hình thức đầu tư kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho họ. Nhưng bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương lại chỉ nêu ra được mục tiêu và các phương thức thực hiện các mục tiêu đó của địa phương. Vì vậy để đưa ra được hình thức đầu tư kinh doanh phù hợp với mình nhất thì nhà đầu tư cần phải tự tìm hiểu thị trường cần gì và bối cảnh của địa phương như thế nào. Nhìn vào đó để xác định mục tiêu và KT_ XH, các điều kiện ưu đãi có thể có đôi vs các Dn về cơ sở hạ tầng, pháp lý, các yếu tố về vốn, nhân lực, môi trường và điều kiện kinh doanh, có khả năng sinh lời,….

Nhưng k phải tất cả các doanh nghiệp đều nhìn vào như thế. ^^

  1. Các tổ chức cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ không tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

(Sai) Một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm phát huy các nguồn lực trong nước, tạo sức mạnh tổng hợp phát triển nền kinh tế. Trong điều kiện quốc tế ngày nay khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới.

Khu vực công Khu vực quản lý và tổ chức kinh doanh Các tổ chức cộng đồng và tổ chức phi chính phủ
–           Chính quyền địa phương.

–           Chính quyền cấp trên địa phương.

–           Chính quyền địa phương lân cận.

–           Các cơ quan quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ công: y tế, giao thông, giáo dục.

–           Các cơ sở cung cáp dịch vụ công: các trường giáo dục, đào tạo; các cơ sở phục vụ công cộng.

–           Các tổ chức viện trợ phát triển chính thức (ODA)

–          Cơ quan quản lý ngành (sở, phòng):công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

–         Các đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô lớn.

–         Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ.

–         Ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm.

–         Các cơ sở giáo dục, y tế và dịch vụ tư nhân khác.

–         Các hiệp hội nghề nghiệp

–         Các nhóm hỗ trợ kinh doanh

–           Tổ chức công đoàn

–           Các hiệp hội của những người lao động

–           Các tổ chức hiệp hội xã hội: phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, hội nông dân.

–           Nhóm đại diện cộng dồng dân cư.

–           Nhóm các dân tộc thiểu sô, những người khuyết tật và kém vị thể.

–           Các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, kiều bào v.v…

Nhìn chung, các bên tham gia thông thường bao gồm 3 nhóm chính: (1) Khu vực quản lý công, họ sẽ là những người bảo đảm tính pháp lý cho quá trình triển khai lập kế hoạch, giải trình báo cáo có liên quan đến lập kế hoạch ở những nơi và trong trường hợp cần thiết, mặt khác cấc cơ quan quản lý công còn tham gia với tư cách là nhà cung ứng dịch vụ công, một yếu tố quan trọng trong quá trình PTKTĐP; (2) Khu vực quản lý và tổ chức kinh doanh, là những người quản lý và trực tiếp thực hiện chức năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ kinh tế trên địa bàn và tạo thu nhập chính cho kinh tế địa phương; (3) Người lao động và tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, tham gia với tư cách là những động lực mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, xã hội, tăng cường tính minh bạch, bảovệ quyền lợi cho cộng đồng. bảng dưới đây sẽ liệt kê một cách khá đầy đủ các thành phần trong từng nhóm tham gia trong quá trình lập KHCL.

 Do vậy vai trò của các tổ chức cộng đồng và tổ chức phi chính phủ càng ngày được khẳng định. Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU…), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN …. Những kết quả đạt được trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước.

  1. Cần phải chú ý đến biện pháp kiểm soát trong khi xây dựng các bản kế hoạch, quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

(Đúng)

Khi xây dựng các bản kế hoạch, quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì biện pháp kiểm soát là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Đối với bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,vì mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể liên quan đến nhiều lĩnh vực như công nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ,y tế,giáo dục…do vậy biện pháp kiểm soát cần được trú trọng.Ví dụ như trong lĩnh vực kinh tế, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung – cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá.Ngoài ra còn tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định về quản lý giá.Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng thực hiện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý giá; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hiện tượng đầu cơ nâng giá..

  1. Để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế người ta chỉ cần quan tấm đến việc ổn định giá cả và lạm phát

(Sai)

Để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế,không chỉ quan tâm đến việc ổn định giá cả và lạm phát,ngoài ra cần đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, việc làm, phát triển bền vững. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng… Tháo gỡ mọi rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm cả ở thị trường trong nước và thế giới. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, bảo đảm kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

  1. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu ở hợp phần phát triển kinh tế của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Sai:

Giải quyết việc làm là một trong những  mục tiêu ở hợp phần phát triển xã hội của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương chứ không phải là mục tiêu ở hợp phần phát triển kinh tế của bản kế hoạch. Cùng với đó là các mục tiêu như sau: đẩy mạnh giải quyết việc làm, khuyến khích tạo động lực vươn lên làm giàu, thực hiện giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Về kinh tế chủ yếu giải quyết (i) Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; (ii) thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường; (iii) thực hiện quá trình công nghiệp hóa sạch; (iv) phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững (v) phát triển bền vững các vùng và các địa phương

  1. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em là một trong những tiêu chí cơ bản trong bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 Đúng:

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi là một trong những tiêu chí cơ bản trong bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Tiêu chí này thuộc vào các tiêu chí về xã hội.

Về xã hội

– Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia

– Duy trì mức sinh thay thế.

– Tạo việc làm cho lao động.

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề

– Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh

– Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

– Số giường bệnh trên 01 vạn dân

– Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Tùy theo giai đoạn mà tiêu chí này có sự thay đổi như vào giai đoạn 2006-2010,giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2010 xuống dưới 20% thì đến giai đoạn 2011-2015,tỷ lệ này đến năm 2015 là xuống dưới 12.5%.

  1. Kế hoạch phát triển các trường ngoài công lập không cần phải đưa vào bản kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn của địa phương.

 Sai:

Cần phải đưa vào bản kế hoạch phát triển giáo dục trung hạn của địa phương.Hiện nay, hệ thống các trường NCL đã có một bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, một số trường cũng bộc lộ không ít những yếu kém, bất cập, thậm chí tiêu cực… Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia giáo dục đều nhận định việc tăng cường hệ thống giáo dục NCL là hết sức cần thiết, là tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Kinh nghiệm của nhiều nước cho ta thấy rõ vai trò của nguồn nhân lực đào tạo và cách thức đào tạo. Những trường ĐH tư thục như Đại học Havard, Beckeley, Yale, Đại học Kĩ thuật Massachusetts (MIT), Stanford, Phoenix,… ở Mĩ, Imperial College London – (thuộc Russell Group of Universities), ĐH Buckingham và nhiều trường ĐH tư thục khác ở Nhật Bản, Hàn Quốc là niềm mơ ước của nhiều người và là nơi tập trung các giáo sư, các sinh viên tài năng; các trường ĐH tư ở Đài Loan không nổi tiếng bằng trường công nhưng vẫn là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng tốt, không thua kém các trường công kể cả năng lực làm việc trên thị trường lao động quốc tế. Giáo dục NCL là hướng đi tất yếu của xã hội hóa giáo dục.Do vậy “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường NCL ở Việt Nam” là vấn đề hết sức nóng hổi, cần có sự bàn luận cụ thể, kịp thời nhằm xác định rõ hướng đi trong giai đoạn mới.

  1. Khi lựa chọn phương án kế hoạch người ta chỉ cần căn cứ vào quan điểm, ý chí của những người đứng đầu, chịu trách nhiệm đối với việc phát triển của địa phương

Sai

Khi 1 địa phương lựa chọn 1 phương án kế hoạch thì địa phương đó cần phải thực hiện các bước rất quan trọng đó là phân tích thực trạng địa phương mình gồm có thông qua các điểm mạnh và điểm yếu về nguồn lực, hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, biến đổi kinh tế chính trị. Từ đó xác lập nên các mục tiêu đáp ứng được hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong các năm tới. Ngoài ra còn đặc biệt quan tâm đến mong muốn của người hưởng thụ bản kế hoạch. Chỉ căn cứ vào quan điểm của ng đứng đầu sẽ dấn đến những kết quả không phù hợp với mong muốn và nguồn lực của địa phương

  1. Không có sự phân biệt rõ ràng giữa một bản chiến lược và một bản quy hoạch trong phát triển kinh tế xã hội

Sai

Tuy chiến lược và quy hoạch đều là hai văn bản mang tính định hướng phát triển, nhưng quy hoạch có những đăc trưng khác biệt so với chiến lược:

Quy hoạch là sự thể hiện của chiến lược trong thực tiễn. Quy hoạch cụ thể hóa chiến lược cả về mục tiêu lẫn giải pháp, nếu ko có quy hoạch sẽ mù quáng. Những lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển thì quy hoạch để định hướng, dẫn dắt, hiệu chỉnh. Ngoài ra quy hoạch là cầu nối giữa chiến lược và kế hoạch quản lý

2 điểm khác biệt đó là

Một là, quy hoạch mang tính cụ thể hơn chiến lược cả về thời gian và nội dung. Về mặt thời gian quy hoạch yêu cầu có quy định khung thời gian cụ thể và chính xác. Về mặt nội dung, nếu câu hỏi trọng tâm của chiến lược là chúng ta sẽ đi đến đâu? Thì câu hỏi của quy hoạch là : để đạt được mục tiêu đặ ra, thì tổ chức không gian kinh tế xã hội, các mô hình hoạt động kinh tế xã hội như thế nào? Như vậy đặc trưng về nội dung của quy hoạch là thể hiện sự lựa chọn mô hình về tổ chức không gian hợp lý về phát triển kinh tế.

Hai là, nếu chiến lược là thể hiện sự mong đợi về viễn cảnh tương lai, phản ánh thành quả của sự phát triển , thì quy hoạch phải là một bản luận chứng khoa học, chứng minh được đầy đủ sự hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của các phương án phát triển và tổ chức không gian hoạt động kinh tế xã hội. quy hoạch phải đi vào luận chứng ở mức cần thiết từ khâu điều tra phân tích đến tính toán so sánh chứng minh các phương án các giải pháp xem xét mọi yếu tố tự nhiên kinh tế, chính trị xã hội môi trường an ninh quốc phòng…đi từ tổng quát đến cụ thể và ngược lại, cần chú ý sự phù hợp cả không gian lãnh thổ và thời gian cụ thể.

  1. Lao động trong khu vực nông thôn chỉ tham gia vào các hình thức việc làm phi chính thức.

 Trả lời : Sai

Có 2 hình thức việc làm ở nông thôn đó là việc làm gắn với lĩnh vực nông nghiệp (hình thức việc làm chính thức) và việc làm gắn với lĩnh vực phi nông nghiệp (hình thức việc làm phi chính thức).

Lao động trong nông thôn bao gồm chủ yếu là người nông dân và lao động phổ thông. Người nông dân thì tham gia vào các hình thức việc làm chính thức đó là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó họ còn tham gia vào các hình thức việc làm không chính thức như buôn bán, kinh doanh, giúp việc, làm thuê…Lao động phổ thông thì họ thường tham gia vào các hình thức việc làm không chính thức như làm nghề, làm công nhân, làm thuê, kinh doanh…nhưng họ vẫn tham gia vào hình thức việc làm chính thức đó là sản xuất nông nghiệp để giúp gia đình.

  1. Lập kế hoạch trong điều kiện hiện nay phải kết hợp hài hòa giữa giao kế hoạch (từ trên xuống) và xây dựng kế hoạch (từ cơ sở) .

Đúng

Để lập 1 bản kế hoạch mang tính thực tiễn cao thì bắt buộc phải có sự kết hợp hài hòa giữa các cấp ở trên và các cấp cơ sở. Khi thực hiện 1 kế hoạch thì cấp trên sẽ đưa xuống cấp cơ sở các yêu cầu trong bản kế hoạch mẫu nhằm giúp các cấp cơ sở dựa vào đó nghiên cứu tình hình thực trạng ở địa phương cơ sở, các mục tiêu có thể thực hiện đem lại hiệu quả cao mà lại phù hợp với nguồn lực của địa phương. Từ đó địa phương sẽ xây dựng nên bản kế hoạch đầy đủ gồm các phương pháp thực hiện cho phù hợp các yêu cầu nhiệm vụ ở cấp trên giao xuống. Bản kế hoạch này sẽ được trình lên cấp cao hơn để xem xét và chọn lưa phương án tốt nhất. Sau đó cấp trên sẽ cấp nguồn lực về tiền, nhân lực và các nguồn lực liên quan xuống để cơ sở thực hiện mục tiêu. Việc kết hợp này nếu không tốt sẽ dẫn đến việc xác định sai mục tiêu cần đạt được và sai phương án lựa chọn hợp lý

  1. Người ta có thể dễ dàng xác định, tính toán được GDP cấp tỉnh.

Sai

Việc tính toán GDP tỉnh là có thể thực hiện được nhưng lại gặp rất nhiều sai số và tạo ra sự khác biệt rất lớn đến GDP quốc gia. Do trình độ năng lực của các cán bộ, số liệu thống kê về các chỉ số như tiêu dùng, đầu tư,… gặp rất nhiều khó khăn mà quan trọng hơn đó là việc tính toán đó gặp rất nhiều trùng lặp khiến GDP tỉnh nào cũng tính sẽ cao hơn hẳn GDP cả nước. Ví dụ 1 công ty nước ngoài đầu tư xây dựng ở 4 tỉnh thì tỉnh nào cũng tính dự án đó của tỉnh mình trong khi nhà nước chỉ tính đó là 1 dự án làm cho số liệu bị trùng lặp giữa các tỉnh dẫn đến việc tính bị sai lệch so với số liệu của tổng cục thống kê. Ngoài ra các tỉnh sẽ rất khó biết được đâu là người tiêu dùng cuối cùng để tính GDP, tình trạng các tỉnh đều tính sản phẩm được sản xuất trên nhiều tỉnh là của tỉnh mình nên việc trùng lặp tiếp tục xảy ra. Nên việc tính toán này sẽ rất khó khăn và nếu được thì chỉ là chạy theo thành tích giữa các tỉnh mà thôi

  1. Rất khó để tính GDP cho các tỉnh trên phạm vi toàn quốc.

Đúng

  1. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế

Sai

Tăng trưởng kinh tế đạt hiệu quả khi mà tăng trưởng kinh tế gắn liền với hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, môi  trường pháp lý và môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tức là phải nâng cao các chính sách an sinh xã hội cho người dân thông qua các hoạt động trợ cấp, đầu tư cho giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…. Cùng với đó cải thiện môi trường sinh thái nhằm tránh khỏi sự ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Từ đó chúng ta phải phát triển kinh tế 1 cách bền vững gắn liền với nâng cao chất lượng xã hội và môi trường sống

  1. 17. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đang giảm nhưng tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn của Việt Nam lại có xu hướng gia tăng

Trả lời: Đúng

            Hộ nghèo: tiêu chí xác định hộ nghèo dựa vào thu nhập bình quân đầu người, hiện trạng tài sản , và bình xét ở tổ dân cư. Đối với tình hình kinh tế hiện tại thì cơ hội và điều kiện là rộng rãi cho việc nâng thu nhập lên trên mực hộ nghèo, cụ thể:

Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống

Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng;

Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống 9,45% trong năm 2010 từ  mức 22% năm 2005.

            Xã đặc biệt khó khăn có tiêu chí:

– Là xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đường ranh giới sát bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo; có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, luôn chịu ảnh hưởng của triều cường, hạn hán, đất khô cằn, bạc màu, canh tác khó khăn.

 có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tổng điều tra hộ nghèo năm 2010 trên 25% (trong đó tỷ lệ nghèo từ 15% trở lên) hoặc xã có tỷ lệ nghèo từ 18% trở lên

 dưới 60% số hộ dùng điện sinh hoạt an toàn.

 thiếu (hoặc chưa đủ) từ 3/6 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu

– thiếu hoặc chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất

            Đối với các tiêu chí kể trên thì có rất nhiều địa phương gặp phải và có xu hướng gia tăng đặc biệt là vùng bãi ngang ven biển , hải đảo.

Khi áp dụng chuẩn nghèo mới từ năm 2011 (thu nhập bình quân 400.000 đồng/người/tháng), ước tính tỷ lệ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn sẽ tăng lên trên 60, thậm chí một số nơi lên đến 70-75%.

  1. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là một trong những tiêu chí cơ bản của y tế.

Sai

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) được đo bằng số trẻ dưới 1 tuổi chết trên 1.000 trẻ sinh ra sống trong cùng một năm. Việc khai báo số trẻ em dưới 1 tuổi thường không đầy đủ; nên mức độ khai báo số trẻ em dưới 1 tuổi sẽ sót cao hơn số chết cơ quan, do người thân không muốn nhắc đến, do vậy tỷ suất này chỉ được ước lượng gián tiếp.

Các tiêu chí cơ bản nghành y tế là

Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân lực y tế

Cơ sở hạ tầng trạm ý tế xã

Trang thiết bị – thuốc và phương tiện khác

Kế hoạch – Tài chính

Y tế dự phòng, Vệ sinh môi trường và các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế

Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em

Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

  1. Việc phấn đấu giảm hộ nghèo là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương

Trả lời: sai

kế hoạch phát triển  là 1 công cụ  quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế xã hội theo những mục tiêu , chỉ tiêu cà các cơ chế chính sách sử dụng trọng một thời kỳ nhất định.

Hệ thống chỉ tiêu của bản kế hoạch , xét trên góc dộ nôi dung thi chia làm  2 nhóm chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế đặt ra nhiệm vụ về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những cân đối nguồn lực chủ yếu. Các chỉ tiêu xã hội đưa ra các mục tiêu giải quyết vấn đề như : xóa đói giảm nghèo, công bằng xẫ hôi, phát triển y tế giáo dục và các mục tiêu xã hội khác.

Việc xóa đói giảm nghèo nằm trong nhưng mục tiêu phát triển xã hội của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *