Với mọi hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi vi phạm đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý?
Tham khảo
– Về nguyên tắc đúng là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ thực hiện hành vi mà người vi phạm có thể phải trách nhiêm pháp lý về hành chính, dân sự, hình sự,…
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội nhưng vẫn không phải chịu trách nhiệm pháp lý, Ví dụ:
+ Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự.
+ Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
+ Miễn trách nhiệm pháp lý: Căn cứ: điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
+ Hết thời hiệu truy cứu TNHS
+ Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ
+ Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng
+ Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết (Căn cứ Điều 23 Bộ luật hình sự 2015)
+ Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Căn cứ Điều 24 Bộ luật hình sự 2015)
+ Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Căn cứ Điều 25 Bộ luật hình sự 2015)
+ Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Căn cứ Điều 26 Bộ luật hình sự 2015)