Văn bản nào được coi là Hiến pháp về Luật biển quốc tế

Please follow and like us:

Văn bản nào được coi là Hiến pháp về Luật biển quốc tế

(i) Văn bản Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được coi là Hiến pháp về Luật biển quốc tế. Với 320 Điều và 9 Phụ lục điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, UNCLOS 1982 được coi là “Hiến pháp về biển và đại dương”, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động sử dụng và hợp tác về biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới. Cho tới nay, UNCLOS 1982 đã có 168 quốc gia thành viên và hầu hết các quy định của công ước đã trở thành tập quán quốc tế. Vì vậy, UNCLOS 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế toàn cầu quan trọng thứ hai sau Hiến chương LHQ trong giai đoạn sau năm 1945.
(ii) Nội dung chính của Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
– Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
– Chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy đại dương – di sản chung của loài người;
– Việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật;
– Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển;
– Vấn đề giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển;
– Quy chế hoạt động của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa, Tòa án Luật biển quốc tế, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước v.v…
Công ước được đánh giá là bản Hiến pháp về đại dương. Những quy định của Công ước là kết quả của quá trình hợp tác, đấu tranh, thỏa hiệp và xây dựng trong nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với các chế độ chính trị – xã hội, trình độ phát triển kinh tế, góc nhìn luật pháp khác nhau.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *