Vai trò của tài chính công và chính phủ đối với nền kinh tế

Please follow and like us:

Vai trò của tài chính công và chính phủ đối với nền kinh tế.
– Về mặt ổn định kinh tế :
+ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ tác động đến giá cả, làm cho giá cả tăng hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường. Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nhà nước phải sử dụng các công cụ tài chính để can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách chi tiêu dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ nhà nước về hàng hóa và dự trữ tài chính.
+ Chính sách chi tiêu công có thể tác động bình ổn môi trường kinh tế vĩ mô trên hai khía cạnh:
* Thứ nhất, trên thị trường hàng hóa, chính sách chi tiêu của nhà nước đã tác động vào thị trường và hình thành một thị trường đặc biệt – thị trường nhà nước. Thị trường này mở rộng làm tổng cầu của xã hội mở rộng, nhờ đó kích thích sản xuất phát triển. Vì vậy, thị trường nhà nước trở thành một công cụ kinh tế quan trọng để nhà nước tài tạo lại cân bằng của thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối.
* Thứ hai, trong quá trình điều chỉnh thị trường, chính sách chi tiêu công còn tác động tới thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua chính sách cân đối ngân sách nhà nước, khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nước bằng phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia thị trường vốn với tư cách người mua bán chứng khoán..
– Về mặt đầu tư tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế:
+ Vai trò này của tài chính công thể hiện ở hai điểm chủ yếu sau đây:
* Thứ nhất, tài chính công đầu vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, điện, nước, thủy lợi… Đây là lĩnh vực rất cần cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng tư nhân không muốn đầu tư (do tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn chậm) hoặc không có khả năng (về vốn, trình độ) để đầu tư.
*Thứ hai, nhà nước thực hiện ưu đãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triển một số ngành kinh tế then chốt, tạo lực đẩy cho kinh tế phát triển nhằm đổi mới cơ cấu kinh tế năng động hơn, tích cực hơn; ưu đãi đầu tư cho những vùng kinh tế trọng điểm hoặc những vùng sâu vùng xa cần hỗ trợ.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *