Trình bày và phân tích những điều kiện gây biến đổi xã hội

Please follow and like us:

Trình bày phân tích những điều kiện gây biến đổi xã hội

Xã hội là một hệ thống các hoạt động, các quan hệ của con người và đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá…. có sự tác động qua lại giữa các cá thể các tầng lớp. Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi, sự biến đổi đó diễn ra thường xuyên, hàng ngày.
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Sự biến đổi này diễn ra trong các phạm vi khác nhau, từ nhỏ đến lớn, từ vi mô tới vĩ mô, và chịu tác động của nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau.
Thứ nhât, biến đổi xã hội là một quá trình, nên cần phải có thời gian. Bất kì một sự biến đổi nào cũng cần thời gian. Đây là điều kiện quan trọng để tạo ra sự khác biệt.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự thay thế các hình thái xã hội đều phải trải qua một sự vận động khá lâu dài, cho dù xã hội biến đổi từng ngày từng giờ, nhưng trên phạm trù vĩ mô rất khó nhận ra điều này.Trải qua thời gian sự biến đổi này sẽ ngày càng rõ ràng, và đến một lúc nào đó các khuôn mẫu, các quan hệ xã hội, các thể chế hình thái, các mâu thuẫn xung đột đang tồn tại có thể được thay thế bằng cái mới thích hợp hơn, tiên bộ hơn, phù hợp hơn.Thời gian chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt, sự vận động và tương tác nội tại trong xã hội, trải qua thời gian sẽ làm biến đổi chính bản thân nó.
Thứ hai, bất kỳ một sự bến đổi nào cũng phải diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể, sự biến đổi xã hội cũng không phải ngoại lệ. Biến đổi xã hội phải đắt trong một hoàn cảnh cụ thể cả về văn hoá và vật chất. Hoàn cảnh có thể sinh ra sự biến đổi, khi hoàn cảnh thay đổi nó tác động đến xung quanh và làm biến đổi chúng. Trong những hoàn cảnh và những điều kiện thuận lợi, các cuộc cách mạng đã bùng nổ, các xung đột diễn ra và làm thay đổi thể chế, các quan hệ, hình thái xã hội. Trong hoàn cảnh và các điều kiện nhất định con người đã khám phá và đạt được những thành tựu về khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển biến đổi xã hội. Chính bản thân con người cũng được sinh ra từ hoàn cảnh , tuy nhiên con người không thụ động và phụ thuộc vào hoàn cảnh, mà còn tác động trở lại làm biến đổi hoàn cảnh. Biến đổi xã hội vì thế mà cần phải có môi trường, hoàn cảnh để triển khai được các yếu tố đem lại sự biến đổi.
Thứ ba, sự biến đổi của xã hội còn phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Bất cứ một xã hội nào cũng có những nhu cầu về văn hoá, xã hội, chính trị, quyền lợi, sự biến đổi của xã hội cũng xuất phát từ chính những nhu cầu ấy. Con người bản chất luôn muốn tìm tòi , khám phá, phát hiện cái mới, cái tốt hơn. Do vậy, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội thường dẫn đến cái mới, cái tiến bộ. Đó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư duy, sáng tạo, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Trong lịch sử đã trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau, mà ở mỗi chế độ xã hội lại rất khác nhau về các lĩnh vực, nhưng các hình thái đó đều có một xu hướng phát triển chung, đó là ngày càng văn minh, ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn. Con người sống dưới chế độ nô lệ không một ngày được biế đến tự do, ngay bản thân của mình mà họ cũng không có quyền quyết định , vận mệnh của họ là do các chủ nô quyết đinh, đều được sinh ra là con người vậy mà những người nô lệ bị chủ nô hành hạ về cả thể xác và tinh thần, họ bị coi như là những món đồ, bản thân những người chú nô con coi họ không bằng cả nhứng con vật. Chính vì thế mà con người sống dưới chế độ này, luôn mơ ước về một cuộc sống mà họ được quyết định mọi thư thuộc về họ, họ được coi la những con người theo đúng nghĩa.
Trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh, ngày nay con người đang sống trong một xã hội phát triển, tiến bộ không ngừng, con người ngày nay được quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Ngày nay con người sống không chỉ hướng đến những nhu cầu bình thương “ ăn no, mặc ấm” nữa, họ luôn hướng đến một cuộc sống tiện nghi, văn minh…. Từ những nhu cầu tưởng là nhỏ đó, nhưng nếu tổng hợp lại nhu cầu của tất cả mọi người, mọi tổ chức, mọi quốc gia, và trên nhiền lĩnh vực khác nhau nó tạo nên nhu cầu xã hội. Con người muốn thoả mãn được nhu cầu của minh, đáp ứng được nhu cầu cua xã hội phải không ngừng học hỏi, tim tòi, đất nước cũng không ngừng cải cách cho phù hợp để bắt kịp với sự phát triển chung của thế giới. Chính những nhu cầu đó là nền tảng dẫn đến sự biến đổi của xã hội.
Ngoài những điều kiện đã phân tích ở trên, sự biến đổi của xã hội còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác:
Thứ nhất, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: bao gồm toàn bộ các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi , hệ động thực vật…Đây là các nhân tố tiềm năng và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đén sự biến đổi của xã hội, tới lối sống, hành vi và hoạt động ứng xử của con người. Để phân tích điều trình bày ở trên ta đi phân tích vào một lĩnh vực làm ví dụ. Ta đi sâu vào phân tích tài nguyên khoáng sản, đây là lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Một quốc gia có tài nguyên khoáng sản phong phú, sẽ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh năng lượng, va thúc đẩy các ngành khác phát triển. Ngược lại những quốc gia khác khan hiếm hoặc không có tài nguyên thiên nhiên sẽ gắp khó khăn nhiều mặt, điều này gây ảnh hưởng đến tốc đọ phát triển kinh tế xã hội, góp phần ngăn cản quá trình biến đổi xã hội.
Bên cạnh các nhân tố thuộc điều kiệ tự nhiên thì các nhân tố khoa học kỹ thuật cũng có tác động rất lớn, kỳ thuật và công nghệ góp phần không nhỏ vào sự biến đổi của xã hội. Lịch sử đã chứng minh, xã hội loài người phát triển qua ba nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp, mà gắn liền với các nền văn minh đó là kỹ thuật, công nghiệp.Thông thường khi một chế độ kỹ thuật, công nghiệp ra đời nó góp phần chi phối đến xã hội không nhỏ, cho đến khi nó trở nên lạc hậu sẽ dần bị mất đi và được thay thế bằng một hình thức mới phù hợp hơn, quá trình này không ngừng diẽn ra. Cách mạng khoa học kỹ thuật đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình biến đổi xã hôi.Ta có thể lấy dân chứng cụ thể sau: việc chiếc máy hơi nước đầu tiên ra đời ở Anh vào thế kỷ XVII đã mở ra một thời đại khoa học kỹ thuật mới, đánh dấu một mốc lịch sử quan trong. Liên hệ trực tiếp với ngày nay, khi Internet ra đời đánh dấu sự ra đời của thời đại công nghệ thông tin, chỉ tinh riêng tại Việt Nam khi Internet xuất hiên đã lam thay đổi hoàn toàn bộ măt của đất nước. Để theo kịp sự phát triển của xã hội ,bản thân mỗi người không ngừng học tập, cho tới nay phần lớn giới trẻ ở đất nước ta đều có thể sử dụng Internet. Điều này đánh dấu một mốc quan trọng trong sự biến đổi xã hội.
Thứ ba, nhóm các nhân tố chủ thể xã hội. Chủ thể xã hội là các cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, thiết chê hay thể chế cùng quan hệ giữa chúng. Trong chủ thể xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân giữ một ví trí quan trọng, họ vừa là chủ thể vừa là tác nhân gây biến đổi xã hội. Bên cạnh đó cũng phải nhắc tới vai trò của nhưng người giưu vị trí quan trọng như các nhà lãnh đạo, các vị lãnh tụ, chính họ là những người lãnh đạo quần chúng tạo ra sự biến đổi xã hội.
Thứ tư, nhóm các nhân tố văn hoá -xã hội, gồm văn hoá, những cấu trúc xã ội mới, những xung đột, tăng trưởng dân số và tư tưởng. Việc hình thành nền văn hoá mới , với nhứng niềm tin và giá trị mới, cũng có thể tạo ra sự biến đổi xã hội. Tư tưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm biến đổi xã hội.
Những điều kiện và nhân tố đó đã thúc đẩy, tạo ra sự biến đổi xã jhội, thay đổi các mối quan hệ, các khuân mẫu, làm biến đổi cuộc sống của con người, trở nên văn minh hơn, phát triển hơn, thích hợp hơn.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *