Trình bày khái niệm, đối tượng, nguyên tắc trích lập và kế toán dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

Please follow and like us:

Trình bày khái niệm, đối tượng, nguyên tắc trích lập và kế toán dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính:

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ.

  • Đối tượng:

 là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:

 – Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

– Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá.

là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện để trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty liên doanh, công ty hợp danh) và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trích lập :

  1. Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
  2. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

  1. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.

Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

Tài khoản sử dụng: 2291“Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán”

– 2292 “ Dự phòng tổn thất đầu tư vào các đơn vị khác”

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *