Trình bày các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp ?

Please follow and like us:

Trình bày các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp ?
Trình bày các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp:
+ Đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản:
– Sức sinh lợi của tài sản (ROA)
ROA đo lường khả năng sinh lợi của tài sản mà không quan tâm tới cấu trúc tài chính, cho biết một đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. trị số ROA càng lớn, khả năng sinh lợi tài sản càng cao thể hiện cơ cấu đầu tư, trang bị, quản lý sử dụng và sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả và ngược lại.
– Sức sinh lợi cơ bản của tài sản (BEPR)
Cũng như ROA phản ánh khả năng sinh lợi của toàn bộ tài sản mà không đề cập đến cấu trúc tài chính. BEPR phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản trước khi loại trừ thuế TNDN và chi phí lãi vay.
+ Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn:
– Sức sinh lợi VCSH (ROE)
ROE là chỉ tiêu quan trọng và hữu ích được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn. ROE không phản ánh được tác động đầy đủ của các quyết định quản lý có ảnh hưởng đến các thời kỳ trong tương lai. ROE phản ánh khả năng sinh lợi của VCSH theo giá trị sổ sách chứ không phải giá trị thị trường tức là không đại diện cho giá trị đầu tư thực sự của các nhà đầu tư.
– Sức sinh lợi của vốn đầu tư (ROIC)
Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn đầu tư vào HĐKD của DN mà không phân biệt giữa vốn vay với VCSH.
– Sức sinh lợi của vốn dài hạn (ROCE)
Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay của số vốn dài hạn mà DN sử dụng vào HĐKD.
+ Đánh giá khả năng sinh lợi của doanh thu:
– Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS)
Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *