Thiết chế xã hội là gì?

Please follow and like us:

Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng. Khái niệm thiết chế xã hội là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học.

  • Thiết chế xã hội vốn là những mô hình hành vi được đa số thừa nhận là chuẩn và thực hiện theo, do đó các cá nhân sẽ không mất thời gian để suy tính, đắn đo xem cách thức hành động đó là đúng hay sai để thực hiện hay không thực hiện. Nói cách khác, thiết chế đã đơn giản hóa tác phong hành động, lề lối tư duy của cá nhân. Mọi thành viên hành động theo thiết chế một cách tự động hóa.
  • Thiết chế xã hội cũng là tập hợp các vai trò đã được chuẩn hóa – Đó chính là các vai trò mà mọi cá nhân cần phải học để thực hiện thông qua quá trình xã hội hóa. Nghĩa là, thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn. Ví dụ, thiết chế gia đình cung cấp cho cá nhân những vai trò bố mẹ, con cái,…; thiết chế giáo dục cung cấp cho cá nhân các vai trò thầy, học sinh,… chứ không phải do cá nhân sáng tạo nên các vai trò này.
  • Thiết chế xã hội là yếu tố phối hợp và ổn định cho toàn thể nền văn hóa. Nhìn chung, cá nhân ít khi hành động ngược lại các thiết chế; bởi lẽ, cung cách tư duy và phong cách hành động đã được thiết chế hóa có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Thiết chế mang lại cảm giác yên tâm và an toàn cho các thành viên tuân thủ nó, vì nó chính là cái mà xã hội cho là đúng, là chuẩn – thực hiện theo nó tức là thực hiện theo đám đông, chỉ những thành viên không thực hiện mới cảm thấy bất an vì bị xã hội lên án. ví dụ, đại đa số “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” là việc làm hết sức bình thường – đó là một thiết chế.
  • Thiết chế xã hội luôn bao gồm những mong đợi của xã hội. Nhờ có những mong đợi này của thiết chế mà cá nhân biết được mình sẽ phải hành động và suy nghĩ thế nào trước những người khác. Trường hợp thiết chế xã hội thực hiện các chức năng điều hòa và kiểm soát xã hội không đúng cách thức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với xã hội – khi sự điều hòa và đặc biệt là, sự kiểm soát của thiết chế quá mạnh sẽ triệt tiêu mọi sự sáng tạo của cá nhân, đồng thời thiết chế sẽ mang tính bảo thủ. Tính bảo thủ này thể hiện ở chỗ nó cố gắng duy trì những khuôn mẫu tác phong đã lạc hậu, lỗi thời. Các thiết chế này sẽ cản trở sự tiến bộ của xã hội. Nhưng, khi sự kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ xã hội quá yếu của thiết chế có thể dẫn tới tình trạng các cá nhân, nhóm xã hội không thực hiện tốt vai trò, thậm chí trốn tránh trách nhiệm của mình. Kết quả là hoạt động từng phần hoặc toàn bộ xã hội bị đình trệ.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *