Thế nào là bất bình đẳng và phân tầng Xã hội?Tại sao nói phân tầng Xã hội hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của Xã hội,phân tầng Xã hội không hợp thức là 1 trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối ngăn cách giàu nghèo?

Please follow and like us:

Thế nào là bất bình đẳng và phân tầng Xã hội?Tại sao nói phân tầng Xã hội hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của Xã hội,phân tầng Xã hội không hợp thức là 1 trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối ngăn cách giàu nghèo?

Bất bình đẳng Xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm Xã hội
Bất bình đẳng Xã hội có nguồn gốc khi một hoặc một số cá nhân có đặc quyền kiểm soát và khai thác các cá nhân khác trên một số lĩnh vực chủ yếu của Xã hội
Trong các Xã hội khác nhau tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau. Bất bình đẳng Xã hội có ý nghĩa quyết định tới phân tầng Xã hội
Phân tầng Xã hội là trạng thái phân chua và hình thành cấu trúc Xã hội thành những tầng Xã hội khác nhau. Các tầng Xã hội có sự khác biệt về vị thế kinh tế, chính trị , uy tín và cũng như sự khác biệt về trình độ học vấn, nơi cư trú , phong cách ứng sử , giao tiếp …
Phân tầng Xã hội hợp thức dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên về thể lực và trí lực cũng như sự phân công lao động mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà phân tầng Xã hội hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của Xã hội. Khi có sự khác biệt về khả năng thì kéo theo sự phấn đấu , tranh đua để vươn lên khiến cho Xã hội tiến bộ. Hay sự khác biệt về vị thế, địa vị hay sự phan công lao động cũng kéo theo sự phấn đấu làm việc, lao động làm cho Xã hội tiến bộ hơn. Bên cạnh đó sự của một cá nhân có được là do công sức của cá nhân đó bỏ ra hay có được những cơ hội hiếm hoi trong cuộc sống nên họ sẻ cảm thấy quý trọng đồng tiền và không coi thường những người nghèo, do đó làm giảm bớt sự phân biệt giàu nghèo. Ngoài ra, sự khác biệt về khả năng, cơ hội … thúc đẩy con người phấn đấu vượt lên làm giàu cũng làm giảm khoảng cách giàu nghèo.
Phân tầng Xã hội không hợp thức không dựa trên sự khác biệt điều kiện tự nhiên cũng không dựa trên sự phân công lao động theo năng lực mà chủ yếu dựa trên những hành vi lệch chuẩn, tiêu cực, bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp … cũng như dựa trên các nhân tố lười biếng, dựa giẫm ỷ … Chính vì mà phân tầng Xã hội không hợp thức là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối phân cách giàu nghèo. Việc đạt được vị trí, địa vị hay tiền bạc trong Xã hội bằng các hành vi lệch chuẩn, tiêu cực sẽ gây ra các mâu thuẫn trong Xã hội là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển. Ví dụ như vấn đề tham ô tham nhũng làm mất lòng tin vào Đảng vào chính quyền của một bộ phân người dân, hay như ma lực của đồng tiền, việc kiếm tiền dễ dàng từ tham ô tham nhũng khiến cho một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hoá biến chất gây ta sự kìm hãm sự phát triển của Xã hội. Việc tham ô tham nhũng cũng gây ra các hiện tượng bất cập trong Xã hội, kìm hãm sự phát triển của Xã hội như các công trình xây dựng chất lượng kém, việc bỏ hoang các khu đất công nghiệp, việc chuyển nhượng các dự án .v.v… tất cả đều kìm hãm sự phát triển của Xã hội. Việc chiếm hữu của cải vật chất một cách dễ dàng bằng các hành vi tiêu cực, bất chính sẽ dẫn tới các tệ nạn Xã hội, tình hình tội phạm gia tăng … hơn thế nó còn gây ra sự bất công trong Xã hội. Nói phân tầng Xã hội không hợp thức làm tăng mối phân cách giàu nghèo là hoàn toàn đúng. Như đã nói ở trên ta thấy phân tầng Xã hội hợp thức làm giảm sự phân cách giàu nghèo thì ngược lại phân tầng Xã hội không hợp thức làm tăng phân cách giàu nghèo. Sự tham ô tham nhũng, lừa gạt, buôn bán phi pháp sẽ làm cho một bộ phận giàu lên nhanh chóng nhưng nó cũng kìm hãm những người làm ăn hợp pháp vượt lên làm giàu vì vậy nó làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Bên cạnh đó việc kiếm tiền dễ dàng dựa trên hành vi lệch chuẩn dẫn đến sự coi thường người nghèo làm tăng sự phân cách giàu nghèo.

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *