Tại sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH mang tính nhân đạo và hiện thực sâu sắc?

Please follow and like us:

Tại sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH mang tính nhân đạo và hiện thực sâu sắc?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc, là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng, thể hiện một trí tuệ mẫn tiệp, một tầm nhìn vượt thời đại, và trên hết là một tấm lòng luôn luôn hướng về nhân dân, về đất nước. Như vậy, nó không chỉ mang tính nhân đạo mà còn thể hiện tính hiện thực sâu sắc.

Về tính nhân đạo:

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và giải phóng con người; là sự kế thừa, phát triển truyền thống nhân ái, khoan dung hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo trong các nền văn minh phương Đông và phương Tây.

1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân

Là kết quả của cả một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Người qua nhiều nước trên thế giới, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện ngay trong những lời đầu tiên của bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc

2. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân

Nét đặc biệt của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là ở góc độ dân chủ, khi xác định nhiệm vụ của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, Người đã nêu lên một nhiệm vụ rất quan trọng là: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước”. Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh là phải giác ngộ nhân dân để họ ý thức được quyền làm chủ của mình. Người chỉ rõ: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: “hiện nay, nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình… Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà… Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ

3. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội dân giầu, nước mạnh, con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển mọi tiềm năng sáng tạo, được hưởng thụ các giá trị văn hoá

Đất nước giành được độc lập, dân tộc giành được tự do, nhiệm vụ trọng tâm của dân tộc Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là lôgic tất yếu của lý thuyết phát triển theo hướng nhân văn, vì chủ nghĩa xã hội là xã hội phù hợp nhất với bản chất con người, là xã hội tốt đẹp nhất mà loài người hằng vươn tới. Xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, không phải là thứ chủ nghĩa xã hội cực đoan, hẹp hòi, vị kỷ của một giai cấp, một đảng phái nào. Mục tiêu và phương thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng không chỉ là chuyên chính, phá bỏ, cũng không phải là một cái gì đó mơ hồ, không tưởng mà đó là chủ nghĩa xã hội hiện thực, cụ thể gắn liền với đặc điểm lịch sử, truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc.

4. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội công bằng, nhân đạo và tốt đẹp

Hồ Chí Minh coi công bằng xã hội là một trong những đặc trưng mang tính nhân văn của chế độ xã hội mới: chủ nghĩa xã hội là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Theo Người, công bằng và bình đẳng xã hội cho tất cả mọi người chỉ có thể có được trong chế độ xã hội mới, đó là chế độ dân chủ cộng hoà, là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chỉ dưới chế độ xã hội tốt đẹp ấy, nhân dân lao động mới được hưởng ngày càng nhiều hơn, đầy đủ hơn sự công bằng và bình đẳng, mới vừa “có nghĩa vụ, đồng thời có quyền lợi”
Như vậy, chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh là chế độ xã hội trước hết làm cho nhân dân lao động có công ăn việc làm, được ấm no và có cuộc sống hạnh phúc. Đó là một xã hội mới, công bằng nhân đạo và tốt đẹp, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, con người hạnh phúc. Mục tiêu nhân văn đó của chủ nghĩa xã hội được Người khẳng định một cách giản đơn và dễ hiểu: “Điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân”

Về tính hiện thực sâu sắc:

tư tưởng HCM Đúng quy luật, hợp thời đại
thấm nhuần tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa những giá trị mục tiêu của đổi mới, thể hiện đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội vào Cương lĩnh của Đảng (1991, 2011). Đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – Cương lĩnh của đổi mới, của hội nhập vì một nước Việt Nam XHCN “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thông qua hoạt động lý luận và thực tiễn hết sức phong phú, Hồ Chí Minh đã rút ra những kết luận rất sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội có khả năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
Hồ Chí Minh đã nói về chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc và khoa học, nhưng lại giản dị có sức cảm hoá rất lớn đối với nhân dân. Với câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì ? Người trả lời rất sáng tỏ: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Luận đề tổng quát đó được Người cụ thể thêm “Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh “.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội còn được làm sáng tỏ khi Người nói tới trọng trách của Đảng với nhân dân, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh luôn luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của nhân dân làm thước đo hiệu quả, làm căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội có được bộc lộ ra không, có được phản ánh đúng đắn không là ở đó. Người viết: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Đến Di chúc năm 1969, Người nhắc lại nguyên vẹn điều đó mà Người coi đó là “điều mong ước cuối cùng”, Người chỉ thay “phú cường” bằng “giàu mạnh” cho lời văn được trong sáng và dễ hiểu mà thôi.
Đó là tư duy nhất quán của Người về chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *