Quản trị sản xuất BA10

Please follow and like us:

Quản trị sản xuất BA10

1. Trong quản trị sản xuất, quá trình biến đổi là:
a. Các yếu tố ngẫu nhiên
b. Các yếu tố đầu vào thành đầu ra (Đ)
c. Sản phẩm hoặc dịch vụ
d. Các yếu tố đầu vào
2. Tiếp cận hành vi trong quản trị sản xuất nhấn mạnh vai trò của:
a. Nhà lãnh đạo
b. Người lao động (Đ)
c. Tính hệ thống
d. Hiệu quả kinh doanh
3. Hoàn thiện quản trị sản xuất trong giai đoạn ngày nay là một tất yếu do:
a. Nhà nước yêu cầu
b. Các nhà cung ứng yêu cầu
c. Thách thức của cạnh tranh và sự phát triển của khoa học công nghệ (Đ)
d. Khách hàng yêu cầu
4. Đất đai không chỉ có ý nghĩa là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất diễn ra:
a. Sai
b. Đúng (Đ)
5. Tiếp cận khoa học và tiếp cận hành vi trong quản tri sản xuất:
a. Ý kiến khác (Đ)
b. Giống nhau tuyệt đối
c. Khác nhau hoàn toàn
6. Chức năng quản trị sản xuất và quản trị tài chính có quan hệ với nhau:
a. Mang tính mâu thuẫn
b. Mang tính thống nhất
c. Vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn (Đ)
d. Không có quan hệ
7. Chức năng quản trị sản xuất và quản trị marketing có quan hệ với nhau:
a. Mang tính mâu thuẫn
b. Vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn (Đ)
c. Không có quan hệ
d. Mang tính thống nhất
8. Quản trị sản xuất là:
a. Kiểm tra giám sát hệ thống sản xuất
b. Tổ chức điều hành hệ thống sản xuất
c. Thiết lập, tổ chức điều hành và kiểm tra giám sát hệ thống sản xuất (Đ)
d. Thiết lập hệ thống sản xuất
9. Mục tiêu của quản trị sản xuất là bảo đảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ:
a. Theo đúng yêu cầu của khách hàng (Đ)
b. Tối thiểu
c. Cao nhất
d. Trung bình
10. Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất là:
a. Lợi nhuận cao nhất
b. Lợi nhuận trung bình
c. Giảm chi phí, đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống sản xuất có độ linh hoạt cao, rút ngắn thời gian sản xuất. (Đ)
d. Rủi ro tài chính thấp nhất
11. Nhà quản trị sản xuất giỏi cấn có kỹ năng quan trọng nhất là:
a. Kỹ năng ra quyết định
b. Kỹ năng nhận thức hay tư duy (Đ)
c. Kỹ năng chuyên môn
d. Kỹ năng quan hệ, giao tiếp
12. Chỉ tiêu may rủi ngang nhau cho phép lựa chọn được mức công suất với:
a. Không có rủi ro
b. Mức độ rủi ro cao
c. Mức độ rủi ro thấp
d. Mức độ rủi ro vừa phải (Đ)
13. Tính mùa vụ của nhu cầu không ảnh hưởng đến lựa chọn công suất:
a. Sai (Đ)
b. Đúng
c. Không khẳng định được
14. Chỉ tiêu maximax cho phép lựa chọn được mức công suất với:
a. Mức độ rủi ro vừa phải
b. Mức độ rủi ro cao (Đ)
c. Mức độ rủi ro thấp
d. Không có rủi ro
15. Trong quản trị công suất, điều chỉnh công suất được thực hiện:
a. Trước khi xác định nhu cầu công suất
b. Sau khi xác định nhu cầu sản phẩm với công suất hiện có (Đ)
c. Trước khi lựa chọn công suất
d. Trước khi xác định công suất hiện có
16. Quy trình hoạch định công suất bao gồm:
a. 7 bước
b. 6 bước (Đ)
c. 4 bước
d. 5 bước
17. Công suất hiệu quả chính là công suất đạt được trên thực tế.
a. Đúng
b. Sai (Đ)
c. Khó xác định
18. Chỉ tiêu maximin cho phép lựa chọn được mức công suất với:
a. Mức độ rủi ro thấp (Đ)
b. Mức độ rủi ro cao
c. Không có rủi ro
d. Mức độ rủi rovừa phải
19. Trong hoạch định công suất phải bảo đảm tính tổng hợp nhằm:
a. Đồng bộ cân đối giữa các khâu sản xuất (Đ)
b. Tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu
c. Khắc phục thừa thiếu công suất
d. Khắc phục tính mùa vụ của nhu cầu
20. Phương pháp phân tích hòa vốn cho phép lựa chọn mức công suất:
a. Tối thiểu để duy trì hoạt động sản xuất (Đ)
b. Cao hơn nhu cầu thị trường
c. Thấp hơn nhu cầu thị trường
d. Bằng nhu cầu thị trường
21. Cây quyết định giúp lựa chọn công suất chính xác hơn:
a. Đúng (Đ)
b. Không khẳng định được
c. Sai
22. Khắc phục khâu yếu là giải pháp được thực hiện khi:
a. Công suất thiếu hụt (Đ)
b. Không cần thực hiện
c. Công suất dư thừa
d. Công suất vừa đủ
23. Trong lựa chọn công suất phải bảo đảm tính linh hoạt nhằm:
a. Khắc phục tính mùa vụ của nhu cầu
b. Kết hợp tốt nhất giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. (Đ)
c. Tính cân đối giữa các khâu sản xuất
d. Tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất
24. Trong lựa chọn công suất phải quan tâm đến tính mùa vụ nhằm:
a. Tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất
b. Khắc phục thừa thiếu công suất
c. Tính cân đối giữa các khâu sản xuất
d. Khai thác hiệu quả năng lực sản xuất sản phẩm chính (Đ)
25. Công suất là:
a. Lượng sản phẩm tối đa do công nghệ mang lại trong một thời đoạn (Đ)
b. Lượng sản phẩm trung bình do công nghệ mang lại trong một thời đoạn
c. Lượng sản phẩm do công nghệ mang lại trong một thời đoạn
d. Lượng sản phẩm tối thiểu do công nghệ mang lại trong một thời đoạn
26. Hệ số san bằng mũ có ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả dự báo:
a. Hệ số hợp lý (Đ)
b. Hệ số bằng 1 là chính xác nhất
c. Hệ số càng thấp càng chính xác
d. Hệ số càng cao càng chính xác
27. Chu kỳ sống của sản phẩm có ảnh hưởng đến dự báo cầu
a. Sai
b. Không liên quan
c. Đúng (Đ)
d. Lúc có lúc không
28. Dự báo nhu cầu sản phẩm/dịch vụ đối với các dn trong giai đoạn ngày nay là:
a. Lúc cần lúc không
b. Rất cần thiết (Đ)
c. Không cần thiết
29. Sản phẩm mới là sản phẩm lần đầu tiên đưa ra thị trường để kinh doanh:
a. Sai
b. Đúng
c. Sản phẩm mới nhờ kéo dài chu kỳ đời sống sản phẩm đã có mặt trên thị trường (Đ)
30. Việc lựa chọn quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng bởi:
a. Số lượng chủng loại sản phẩm
b. Nhiều yếu tố (Đ)
c. Quy mô doanh nghiệp
d. Trình độ chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa
31. Trong sản xuất, việc lựa chọn quá trình sản xuất là đòi hỏi tất yếu:
a. Không khẳng định được
b. Đúng (Đ)
c. Sai
32. Quá trình sản xuất liên tục luôn có hiệu quả hơn quá trình gián đoạn:
a. Sai (Đ)
b. Không xác định được
c. Đúng
33. So với quá trình sản xuất đơn chiếc, quá trình hàng loạt:
a. Hiệu quả hơn
b. Có những ưu nhược điểm riêng tùy theo lĩnh vực hoạt động của DN (Đ)
c. Không xác định được
d. Không hiệu quả bằng
34. Kết quả dự báo nhu cầu được lựa chọn, nếu có:
a. MAD nhỏ nhất
b. MAD lớn nhất
c. MAD trung bình
d. MAD nhỏ hơn (Đ)
35. Kết quả dự báo nhu cầu càng chính xác nếu có MAD:
a. Cành gần 2
b. Càng gần 1
c. Nhỏ hơn 0
d. Càng gần 0 (Đ)

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *