PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG LAW101
Câu 1: Hoạt động giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực khác nhau trong xã hội thuộc nhóm quyền lực nào trong hệ thống quyền lực nhà nước?
a) Quyền lập pháp.
b) Quyền hành pháp.
c) Quyền tư pháp. (Đ)
d) Quyền xét xử.
Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu nhà nước?
a) 3
b) 4 (Đ)
c) 5
d) 6
Câu 3: Nhà nước có thể được cấu tạo theo những kiểu hình thức cấu trúc nào?
a) Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. (Đ)
b) Nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và nhà nước liên minh.
c) Nhà nước đơn nhất và nhà nước hợp chủng quốc, đa sắc tộc.
d) Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên minh.
Câu 4: Nhà nước liên minh là gì?
a) Sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau. (Đ)
b) Sự hợp nhất của từ hai nhà nước trở lên.
c) Sự thỏa thuận của một số cộng đồng.
d) Sự liên kết chặt chẽ, có một quá trình lích sử lâu dài của nhiều quốc gia.
Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử xã hội loài người đã và đang có những kiểu nhà nước nào?
a) Chủ nô, phong kiến, tư sản và cộng sản chủ nghĩa.
b) Cộng sản nguyên thủy, chủ nô, phong kiến và tư sản.
c) Chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. (Đ)
d) Cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: Căn cứ vào phạm vi hoạt động chủ yếu của Nhà nước thì chức năng của Nhà nước bao gồm những chức năng gì?
a) Chức năng bảo vệ và phát triển đất nước.
b) Chức năng đối nội và chức năng bảo vệ.
c) Chức năng đối ngoại và chức năng phát triển đất nước.
d) Chức năng đối nội và đối ngoại. (Đ)
Câu 7: Hình thức chính thể quân chủ hạn chế (lập hiến) là hình thức nhà nước, trong đó:
a) Vua/Hoàng đế/Nữ hoàng có quyền lực vô hạn.
b) Vua/Hoàng đế/Nữ hoàng chỉ nắm một phần quyền lực tối cao. (Đ)
c) Vua/Hoàng đế/Nữ hoàng do nhân dân bầu ra.
d) Vua/Hoàng đế/Nữ hoàng chỉ giữ vị trí trong một khoảng thời gian nhất định.
Câu 8: Phân công lao động xã hội lần thứ nhất trong lịch sử xã hội loài người dẫn đến hệ quả gì?
a) Đẩy nhanh phân hóa xã hội và làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt.
b) Xuất hiện tầng lớp nô lệ và chế độ tư hữu. (Đ)
c) Xuất hiện tầng lớp thương nhân và tiền tệ.
d) Xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hóa.
Câu 9: Trong hệ thống quyền lực nhà nước, nội dung quyền hành pháp KHÔNG bao gồm quyền nào sau đây?
a) Tổ chức thực hiện Hiến pháp.
b) Tổ chức thực hiện các đạo luật.
c) Tổ chức thực hiện các văn bản dưới luật.
d) Ban hành ra các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật. (Đ)
Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà nước ra đời là do:
a) Thượng đế sáng tạo ra.
b) Các giai cấp trong xã hội thỏa thuận để thành lập ra.
c) Một số ít những người giàu có trong xã hội thành lập ra.
d) Giai cấp thống trị trong xã hội thành lập ra. (Đ)
Câu 11: Quốc gia nào dưới đây hiện nay KHÔNG còn tồn tại hình thức chính thể quân chủ?
a) Thụy Điển.
b) Nepal. (Đ)
c) Thái Lan.
d) Nhật.
Câu 12: Trong hệ thống quyền lực nhà nước, quyền lập pháp được trao cho cơ quan nào phụ trách?
a) Quốc hội. (Đ)
b) Chính phủ.
c) Tòa án.
d) Viện kiểm sát.
Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà nước:
a) Ra đời kể từ khi xã hội loài người hình thành và mất đi khi xã hội loài người diệt vong.
b) Tồn tại trong mọi thời đại và vĩnh viễn.
c) Ra đời trong xã hội cộng sản nguyên thủy và mất đi khi chế độ cộng sản chủ nghĩa hình thành.
d) Ra đời khi có đủ điều kiện và mất đi khi các điều kiện đó không còn. (Đ)
Câu 14: Phân công lao động xã hội lần thứ ba trong lịch sử xã hội loài người dẫn đến hệ quả gì?
a) Đẩy nhanh sự phân hóa trong xã hội.
b) Xuất hiện tầng lớp nô lệ và chế độ tư hữu.
c) Xuất hiện tầng lớp thương nhân và tiền tệ. (Đ)
d) Làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt.
Câu 15: Hình thức chính thể của Nhà nước Nhật Bản là:
a) Nhà nước tư sản.
b) Nhà nước quân chủ lập hiến. (Đ)
c) Nhà nước quân chủ tuyệt đối.
d) Nhà nước đơn nhất.
Câu 16: Hình thức cấu trúc của Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hiện nay là gì?
a) Liên minh.
b) Liên kết.
c) Liên bang. (Đ)
d) Liên hợp
Câu 17: Chức năng đối nội của Nhà nước được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây?
a) Bảo vệ đất nước chống sự xâm lăng của nước ngoài.
b) Phòng thủ đất nước.
c) Thiết lập mối quan hệ bang giao với các quốc gia khác.
d) Phát triển kinh tế đất nước theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. (Đ)
Câu 18: Khác với Nhà nước, tổ chức thị tộc phân chia dân cư theo:
a) Quan hệ huyết thống. (Đ)
b) Trật tự, thứ bậc quyền lực.
c) Lãnh thổ.
d) Đơn vị hành chính.
Câu 19: Trong hệ thống quyền lực nhà nước, nội dung quyền tư pháp được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây?
a) Xét xử những chủ thể vi phạm pháp luật. (Đ)
b) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật do Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
c) Tư vấn cho Quốc hội trong quá trình soạn thảo Hiến pháp và các đạo luật.
d) Ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 20: Nhà nước xuất hiện khi nào?
a) Thị tộc xuất hiện.
b) Loài người xuất hiện.
c) Đồng tiền xuất hiện.
d) Mâu thuẫn giữa những giai cấp đối kháng xuất hiện và không thể điều hòa được. (Đ)
Câu 21: Nhà nước liên bang là:
a) Nhà nước do hai hay nhiều đơn vị hành chính hợp lại
b) Nhà nước có một hệ thống pháp luật duy nhất.
c) Nhà nước do hai hay nhiều nước thành viên kết hợp lại. (Đ)
d) Nhà nước có một hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý duy nhất.
Câu 22: Bản chất giai cấp của Nhà nước thể hiện giai cấp thống trị có quyền:
a) Thống trị về kinh tế, chính trị và xã hội.
b) Thống trị về chính trị, tư tưởng và văn hóa.
c) Thống trị về tư tưởng, kinh tế và xã hội.
d) Thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng. (Đ)
Câu 23: Trong hai chức năng của nhà nước thì:
a) Chức năng đối ngoại quyết định chức năng đối nội.
b) Chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại.
c) Trong thời kỳ hội nhập thì chức năng đối ngoại sẽ quyết định chức năng đối nội.
d) Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có vai trò ngang nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. (Đ)
Câu 24: Trong bản chất của Nhà nước thì:
a) Bản chất giai cấp luôn được biểu hiện rõ nét hơn.
b) Bản chất xã hội luôn được biểu hiện rõ nét hơn.
c) Bản chất giai cấp và bản chất xã hội có tính ổn định, không bị biến đổi.
d) Bản chất giai cấp và bản chất xã hội được biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào các kiểu nhà nước khác nhau. (Đ)
Câu 25: Bản chất xã hội của Nhà nước thể hiện như thế nào?
a) Nhà nước phải bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội.
b) Nhà nước phải giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng. (Đ)
c) Nhà nước duy trì trật tự xã hội bằng các biện pháp cưỡng chế.
d) Nhà nước đặt ra các loại thuế và có quyền thu thuế.
Câu 26: Nhà nước có đặc trưng nào dưới đây?
a) Phân chia và quản lý dân cư theo quan hệ huyết thống.
b) Thiết lập quyền lực công cộng, hòa nhập vào xã hội.
c) Có chủ quyền quốc gia. (Đ)
d) Thực hiện quản lý xã hội bằng phong tục, tập quán và tín điều tôn giáo.
Câu 27: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong lịch sử xã hội loài người, hình thái kinh tế – xã hội nào dưới đây KHÔNG tồn tại nhà nước?
a) Hình thái kinh tế – xã hội phong kiến.
b) Hình thái kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa.
c) Hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.
d) Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thủy. (Đ)
Câu 28: Phân công lao động xã hội lần thứ hai trong lịch sử xã hội loài người dẫn đến hệ quả gì?
a) Đẩy nhanh phân hóa xã hội và làm cho mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt. (Đ)
b) Xuất hiện tầng lớp nô lệ và chế độ tư hữu.
c) Xuất hiện tầng lớp thương nhân và tiền tệ.
d) Xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
Câu 29: Nhà nước mang bản chất nào?Khó
a) Giai cấp và tâm lý.
b) Xã hội và khế ước.
c) Tâm lý và xã hội.
d) Giai cấp và xã hội (Đ)
Câu 30: Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ là hình thức như thế nào?
a) Cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước do nhà vua lập ra.
b) Cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước do nhân dân bầu ra và hoạt động theo chế độ nhiệm kỳ. (Đ)
c) Cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước do nhân dân bầu ra và hoạt động theo nguyên tắc thế tập.
d) Cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước do tầng lớp quý tộc trong xã hội bầu ra.
Câu 31: Quyền lực Nhà nước bao gồm quyền nào sau đây?
a) Quyền lập pháp – Quyền hành pháp – Quyền xét xử.
b) Quyền biên soạn pháp luật – Quyền thi hành pháp luật.
c) Quyền xét xử – Quyền kiểm tra việc xét xử.
d) Quyền lập pháp – Quyền hành pháp – Quyền tư pháp. (Đ)
Câu 32: Kiểu Nhà nước phản ánh điều gì?
a) Bản chất xã hội của nhà nước.
b) Ý chí của giai cấp thống trị.
c) Bản chất xã hội và bản chất giai cấp của nhà nước. (Đ)
d) Ý chí của nhân dân trong một nhà nước nhất định.
Câu 33: Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước?
a) Hội đồng nhân dân các cấp.
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội.
c) Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
d) Bộ Tư pháp. (Đ)
Câu 34: Mệnh đề nào sau đây là đúng?
a) Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
b) Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. (Đ)
c) Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của giai cấp thống trị.
d) Quốc hội là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Câu 35: Chủ thể có thẩm quyền trực tiếp bầu ra Thủ tướng Chính phủ của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
a) Quốc hội. (Đ)
b) Chủ tịch nước.
c) Nhân dân.
d) Đảng Cộng Sản Việt Nam.