Pháp luật đại cương EG04
1. Năng lực hành vi pháp luật của chủ thể:
a. Là năng lực mà cá nhân nào cũng có.
b. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. (Đ)
c. Luôn phát sinh từ khi cá nhân sinh ra.
d. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật.
2. Năng lực pháp luật của chủ thể:
a. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
b. Luôn phát sinh từ khi cá nhân sinh ra.
c. Chỉ phát sinh khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định.
d. Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật. (Đ)
3. Ở Việt Nam hiện nay:
a. Đảng cộng sản Việt Nam có thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật.
b. Chỉ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới có thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật. (Đ)
c. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị đều có thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật.
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật.
4. Hình thức thực hiện chức năng của nhà nước gồm có:
a. Các hình thức mang tính pháp lý và các hình thức không mang tính pháp lý.
b. Các hình thức ít hoặc không mang tính pháp lý.
c. Các hình thức mang tính pháp lý.
d. Các hình thức mang tính pháp lý và các hình thức ít hoặc không mang tính pháp lý (Đ)
5. Biện pháp tác động của nhà nước là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:
a. Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật. (Đ)
b. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
c. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật.
d. Biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
6. Quan hệ pháp luật là:
a. Quan hệ giữa người và người trong xã hội.
b. Quan hệ giữa nhà nước và công dân.
c. Quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. (Đ)
d. Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và các cá nhân.
7. Trong số các sự kiện sau, sự kiện pháp lý là:
a. Đại hội chi đoàn D bầu N làm Bí thư chi đoàn.
b. Ủy ban nhân dân xã A cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho B và C. (Đ)
c. X và Y yêu nhau dự định sẽ kết hôn vào mùa xuân tới.
d. Đại hội chi bộ M bầu T làm Bí thư chi bộ.
8. Trong số các sự kiện sau, sự kiện pháp lý là:
a. Đảng viên C vi phạm Điều lệ Đảng nên bị khai trừ ra khỏi Đảng.
b. A và B ký kết hợp đồng mua bán xe máy. (Đ)
c. Đại hội Công đoàn Trường đại học M bầu chị N làm Chủ tịch công đoàn Trường.
d. Gia đình anh K đến gia đình chị H xin cưới chị H cho anh K.
9. Ở Việt Nam hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật:
a. Chỉ gồm các đạo luật do Quốc hội ban hành.
b. Chỉ gồm các nghị định do Chính phủ ban hành.
c. Bao gồm hai loại văn bản luật và văn bản dưới luật do nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương ban hành. (Đ)
d. Chỉ gồm các văn bản do Quốc hội và Chính phủ ban hành.
10. Cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
a. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. (Đ)
b. Tất cả các cơ quan nhà nước.
c. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
d. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
11. Xét về bản chất, nhà nước là:
a. Một hiện tượng tự nhiên.
b. Một hiện tượng xã hội.
c. Một hiện tượng siêu nhiên.
d. Một hiện tượng xã hội luôn thể hiện hai tính chất: tính giai cấp và tính xã hội. (Đ)
12. Chức năng của nhà nước là:
a. Những hoạt động của nhà nước thể hiện bản chất, vai trò của nó. (Đ)
b. Vai trò và nhiệm vụ của nhà nước.
c. Nhiệm vụ của nhà nước.
d. Vai trò của nhà nước.
13. Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì:
a. Nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất.
b. Nhà nước là tổ chức có sức mạnh lớn nhất trong hệ thống chính trị bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực nhân dân.
c. Nhà nước có một hệ thống cơ quan đại diện từ trung ương tới địa phương bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
d. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
14. Ở Việt Nam hiện nay, chủ quyền quốc gia do:
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nắm giữ và thực hiện.
b. Đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ và thực hiện.
c. Cả hệ thống chính trị cùng nắm giữ và thực hiện.
d. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nắm giữ và thực hiện. (Đ)
15. Nhà nước quản lý dân cư theo:
a. Mục đích, chính kiến, lý tưởng
b. Giới tính
c. Độ tuổi
d. Đơn vị hành chính lãnh thổ (Đ)
16. Ở Việt Nam hiện nay:
a. Chỉ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới có thể quy định và thu thuế. (Đ)
b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể quy định và thu thuế.
c. Đảng cộng sản Việt Nam có thể quy định và thu thuế.
d. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị đều có thể quy định và thu thuế.
17. Ở Việt Nam hiện nay:
a. Đoàn thanh niên cũng có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi quyền lực và quản lý xã hội.
b. Mặt trận cũng có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi quyền lực và quản lý xã hội.
c. Chỉ Nhà nước mới có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi quyền lực và quản lý xã hội. (Đ)
d. Đảng cộng sản cũng có một bộ máy gồm hệ thống các cơ quan để chuyên thực thi quyền lực và quản lý xã hội.
18. Viện kiểm sát nhân dân các cấp:
a. Là cơ quan quyền lực nhà nước.
b. Là cơ quan quản lý nhà nước.
c. Là cơ quan xét xử của nước ta.
d. Là cơ quan công tố của nước ta. (Đ)
19. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là:
a. Văn bản do các cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định.
b. Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống.
c. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
d. Văn bản có chứa đựng các quy phạm được nhà nước bảo đảm thực hiện.
20. Đặc trưng của pháp luật là:
a. Có tính xác định về hình thức.
b. Có tính quy phạm phổ biến.
c. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
d. Do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
21. Ủy ban nhân dân:
a. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
b. Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. (Đ)
c. Là cơ quan công tố ở địa phương.
d. Là cơ quan xét xử ở địa phương.
22. Hội đồng nhân dân:
a. Là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
b. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. (Đ)
c. Là cơ quan xét xử ở địa phương.
d. Là cơ quan công tố ở địa phương.
23. Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:
a. Biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích trong hoạt động nhất định hoặc chủ thể vi phạm pháp luật.
b. Biện pháp cưỡng chế mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
c. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật.
d. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định. (Đ)
24. Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên:
a. Quy tắc xử sự hay cách xử sự cho chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
b. Biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể có thành tích trong hoạt động nhất định hoặc khi vi phạm pháp luật.
c. Biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
d. Các điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật. (Đ)
25. Một tổ chức có thể được công nhận là pháp nhân khi:
a. Được thành lập một cách hợp pháp và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
b. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
c. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
d. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật nhất định một cách độc lập.
26. Sự kiện pháp lý là:
a. Sự kiện, sự việc thực tế xảy ra trong cuộc sống.
b. Sự biến pháp lý.
c. Sự kiện, sự việc thực tế xảy ra trong cuộc sống được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. (Đ)
d. Hành vi pháp lý.
27. Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân:
a. Gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú ở Việt Nam. (Đ)
b. Chỉ có công dân Việt Nam.
c. Gồm công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
d. Gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
28. Sự kiện pháp lý bao gồm:
a. Các hành vi thực tế.
b. Các hành vi pháp lý và sự biến pháp lý. (Đ)
c. Các hành vi và sự kiện thực tế.
d. Các sự biến pháp lý.
29. Trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm pháp luật được trình bày theo cách:
a. Tất cả các phương án đều đúng (Đ)
b. Các bộ phận của một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong các điều khoản khác nhau của cùng một văn bản quy phạm pháp luật.
c. Một hoặc nhiều quy phạm pháp luật được trình bày trong một điều của một văn bản quy phạm pháp luật.
d. Tất cả các bộ phận của một quy phạm có thể được trình bày trong cùng một điều, khoản của một văn bản quy phạm pháp luật.
30. Cơ cấu của quy phạm pháp luật:
a. Bao gồm các bộ phận khác nhau tùy theo từng loại quy phạm, quy phạm điều chỉnh khác với quy phạm bảo vệ và khác với quy phạm xung đột. (Đ)
b. Bao gồm ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài.
c. Bao gồm hai hoặc ba bộ phận tùy từng quy phạm.
d. Bao gồm ba bộ phận là giả định, quy định và biện pháp tác động của nhà nước.
31. Nội dung của quan hệ pháp luật:
a. Bao gồm quyền pháp lý của các chủ thể.
b. Bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
c. Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ do nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. (Đ)
d. Bao gồm nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
32. Quan hệ pháp luật:
a. Chỉ thể hiện ý chí của nhà nước.
b. Chỉ thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó.
c. Luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền.
d. Vừa thể hiện ý chí của nhà nước vừa thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó. (Đ)
33. Quy phạm pháp luật:
a. Là quy phạm xã hội nên hoàn toàn giống với đạo đức và phong tục tập quán.
b. Chỉ khác với quy tắc đạo đức ở tính xác định về hình thức.
c. Chỉ khác với phong tục tập quán ở tính quyền lực nhà nước.
d. Vừa có đặc điểm giống với đạo đức, phong tục tập quán vừa có những đặc điểm của riêng nó. (Đ)
34. Chủ thể của quan hệ pháp luật:
a. Là tổ chức hoặc cá nhân bất kỳ trong xã hội.
b. Chỉ gồm các cơ quan nhà nước.
c. Là tổ chức hoặc cá nhân có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. (Đ)
d. Chỉ gồm các cá nhân nhất định.
35. Cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
a. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. (Đ)
b. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
c. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
d. Tất cả các cơ quan nhà nước.