Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về biện chứng giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế. Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này như thế nào trong sự nghiệp xây dựng XHCN ở Việt Nam hiện nay?
HCM đã khẳng định muốn có độc lập thực sự về chính trị phải có độc lập về kinh tế. Tuy nhiên độc lập tự chủ về kinh tế không có nghĩa là đóng cửa khép kín, mà ngược lại cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất, nhất là trong điều kiện ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, vấn đề hội nhập và hợp tác đang là xu thế của thời đại. HCM đã nhận thức rất sớm xu thế của thời đại, sức mạnh của sự hợp tác quốc tế. Người cho rằng: ” Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương đông chính là sự đơn độc”. Cho nênViệt Nam cần phải tăng cường hợp tác quốc tế. Đó là yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Sự hợp tác quốc tế trong tư tưởng HCM trước hết là để phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Nước Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật còn cách xa so với trình độ của nhiều nước trên thế giới. Cho nên Việt Nam phải mở rộng quan hệ của mình để học tập, để tiếp thu kinh nghiệm. Việc mở rộng quan hệ quốc tế mang laịi rất nhiều lợi ích cho Việt Nam.
Hợp tác sẽ giúp Việt Nam trao đổi sản phẩm với các nước. Chúng ta cần nhiều dụng cụ , máy móc và hang hoá của các nước, và chúng ta có thể cung cấp cho họ lương thực, cây công nghiệp và khoáng sản.
Hợp tác quốc tế giúp chúng ta tranh thủ được nguồn lực của nước ngoài, tận dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế, giúp chúng ta học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc công nghiệp của nước bạn.
Qua hợp tác quốc tế, các nước phát triển sẽ đầu tư vốn vào Việt Nam, góp phần đẩy manh phát triển kinh tế
Nhờ có hợp tác chúng ta sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ của các anh em, đó là một nguồn rất quan trọng. HCM coi đó cũng như cái vốn ban đầu để giúp ta phát huy những nguồn nội lực trong nước, nhất là khi nước ta còn đang chiến tranh, gặp nhiều khó khăn.
Theo HCM, mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật, mọi nguồn lực văn hoá đã được tạo ra đều là tài sản chung của nhân loại. Giai cấp tư sản đã biết tận dụng thành tựu đó để làm giàu thì chúng ta cũng phải tận dụng nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nêntheo HCM chính sách đối ngoại của Việt Nam là ” Làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù án với một ai”. Chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, kể cả các nước không cùng chế độ xã hội, cả nước đã từng xâm lượcViệt Nam. Trong khi hợp tác với các nước, phải luôn cảnh giác với những kẻ lợi dụng hợp tác để xâm lược.
Vận dụng tư tưởng này trong sự nghiệp xây dựng CNXH của nước ta: Trong thời kỳ đổi mới, tư duy mới về an ninh của ta đã nhấn mạnh tính tùy thuộc với an ninh của các nước khác trong khu vực và tầm quan trọng của việc bảo đảm môi trường bên ngoài kề cận Việt Nam hòa bình và ổn định, định hướng cho ưu tiên đối ngoại với các nước Đông Nam Á. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định, “phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh”(9). Định hướng ưu tiên hợp tác ASEAN là một bước phát triển cao hơn về tư duy, với việc khẳng định rõ, Việt Nam là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong ASEAN, phấn đấu cùng các nước thành viên xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngoài, có vai trò ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực.