Phân tích tài chính dự án BF03

Please follow and like us:

Phân tích tài chính dự án BF03

1. Có bao nhiêu bước để tính toán IRR?
a. 4
b. 2
c. 1
d. 3 (Đ)
2. BCR là gì?
a. Chỉ tiêu BCR phản ánh tỷ số giá trị tương đương của dòng tiền thu và giá trị tương đương của dòng tiền chi của dự án tại một thời điểm nhất định. Giá trị tương đương của dòng tiền thu và của dòng tiền chi được xác định với mức lãi suất là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được. (Đ)
b. Chỉ tiêu BCR phản ánh tỷ số dòng tiền thu trên dòng tiền chi.
c. Chỉ tiêu BCR phản ánh tỷ số giá trị tương đương của dòng tiền thu và giá trị tương đương của dòng tiền chi của dự án tại tương lai.
d. Chỉ tiêu BCR phản ánh tỷ số giá trị tương đương của dòng tiền thu và giá trị tương đương của dòng tiền chi của dự án.
3. Ưu điểm của việc đánh giá tính đáng giá về mặt kinh tế tài chính của dự án theo chỉ tiêu IRR?
a. – Xác định được mức sinh lời tài chính do bản thân dự án tạo ra.
b. – Có tính đến giá trị tương đương của tiền theo thời gian suốt cả đời dự án.
c. Tất cả các phương án (Đ)
4. Nhược điểm của việc đánh giá tính đáng giá về mặt kinh tế tài chính của dự án theo chỉ tiêu IRR?
a. – Tính toán phức tạp hơn so với các chỉ tiêu đánh giá khác như NPV, BCR, …- Các giá trị thu, chi tiền tệ phản ánh trong dòng tiền dự án khó dự báo chính xác cho cả đời dự án.
b. – Thường không xác định được chính xác giá trị IRR của dự án.- Không sử dụng được trong trường hợp dòng tiền cân đối của dự án đổi dấu nhiều lần.
c. Tất cả các phương án (Đ)
d. – Khi xác định chỉ tiêu IRR của dự án thep phương pháp tính gần đúng vẫn phải sử dụng công thức xác định NPV.
5. Chỉ tiêu suất thu lời vốn nội tại (IRR) là gì?
a. Chỉ tiêu IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư. Do vậy trị số IRR tìm được cảu dự án thể hiện mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán, từ đó nàh đầu tư sẽ tìm những nguồn vốn vay phù hợp, sao cho lãi đi vay vón nhỏ hơn trị số IRR của dự án và Là hiệu số giữa hiệu giá thu nhập và hiệu giá chi phí đầu tư ban đầu của dự án trong toàn bộ thời gian khai thác của dự án
b. Là một chỉ tiêu cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng
c. Chỉ tiêu IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đã được đầu tư. Do vậy trị số IRR tìm được cảu dự án thể hiện mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán, từ đó nàh đầu tư sẽ tìm những nguồn vốn vay phù hợp, sao cho lãi đi vay vón nhỏ hơn trị số IRR của dự án (Đ)
d. Là hiệu số giữa hiệu giá thu nhập và hiệu giá chi phí đầu tư ban đầu của dự án trong toàn bộ thời gian khai thác của dự án
6. Một dự án có thời gian vận hành 5 năm và có dòng tiền như sau: vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng, doanh thu các năm lần lượt như sau: 400, 500, 600, 600, 500 triệu đồng. Chi phí các năm lần lượt như sau: 200, 250, 300, 320, 230 triệu đồng. Giá trị thu hồi cuối đời dự án là 100 triệu đồng.
a. 4,18% (Đ)
b. 3,18%
c. 6,18%
d. 5,18%
7. Một dự án có thời gian vận hành 5 năm và có dòng tiền như sau: vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng, doanh thu các năm lần lượt như sau: 400, 500, 600, 600, 500 triệu đồng. Chi phí các năm lần lượt như sau: 250, 300, 320, 350, 240 triệu đồng. Giá trị thu hồi cuối đời dự án là 100 triệu đồng.
a. 9,98%
b. 7,98%
c. 6,98%
d. 8,98% (Đ)
8. Các trường hợp để đánh giá tính đáng giá về mặt kinh tế tài chính của dự án theo chỉ tiêu IRR?
a. – Nếu IRR < i thì có thể đánh giá rằng dự án không đáng giá về mặt kinh tế tài chính, nghĩa là nếu đầu tư dự án sẽ không mang lại hiệu quả tài chính mong muốn của chủ đầu tư.
b. – Nếu IRR ≥ i (i là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được) thì có thể đánh giá rằng dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính, nghĩa là nếu đầu tư dự án sẽ mang lại hiệu quả tài chính mong muốn của chủ đầu tư.
c. 2 trường hợp sau:- Nếu IRR ≥ i (i là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được) thì có thể đánh giá rằng dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính, nghĩa là nếu đầu tư dự án sẽ mang lại hiệu quả tài chính mong muốn của chủ đầu tư.- Nếu IRR < i thì có thể đánh giá rằng dự án không đáng giá về mặt kinh tế tài chính, nghĩa là nếu đầu tư dự án sẽ không mang lại hiệu quả tài chính mong muốn của chủ đầu tư. (Đ)
d. Không có trường hợp nào
9. Khái niệm hoạt động đầu tư?
a. Hoạt động đầu tư là một quá trình bỏ vốn đầu tư (tiền, sức lao động, tài sản, đất đai, …) để tạo dựng tài sản / đối tượng đầu tư.
b. Hoạt động đầu tư là một quá trình bỏ vốn đầu tư (tiền, sức lao động, tài sản, đất đai, …) để tạo dựng tài sản / đối tượng đầu tư (tài sản hữu hình, vô hình; tài sản tài chính) trong một khoảng thời gian xác định và một ngân sách xác định nhằm thông qua đó có thể đạt được những lợi ích mong muốn đã được xác định (mục đích đầu tư) trong tương lai xa (Đ)
c. Hoạt động đầu tư là một quá trình bỏ vốn đầu tư nhằm qua đó có thể đạt được những lợi ích mong muốn.
d. Hoạt động đầu tư là một quá trình bỏ vốn đầu tư (tiền, sức lao động, tài sản, đất đai, …) để tạo dựng tài sản / đối tượng đầu tư (tài sản hữu hình, vô hình; tài sản tài chính) trong một khoảng thời gian xác định và một ngân sách xác định nhằm thông qua đó có thể đạt được những lợi ích mong muốn đã được xác định.
10. Căn cứ vào trình độ công nghệ sản xuất, có các loại đầu tư:
a. Đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu (Đ)
b. Đầu tư nội địa và đầu tư quốc tế
c. Đầu tư bên trong và đầu tư bên ngoài
d. Đầu tư máy móc và đầu tư nhân lực
11. Chỉ tiêu NAV(NAW) là gì?
a. Chỉ tiêu NAV hay chỉ tiêu “Hiện giá hiệu số thu chi san đều” là chỉ tiêu phản ánh dòng lợi ích ròng bình quân đều hàng tháng tương đương với lợi ích ròng của dự án tại thời điểm hiện tại (NPV).
b. Chỉ tiêu NAV hay chỉ tiêu “Hiện giá hiệu số thu chi san đều”, như ở chương 1 đã nêu, là chỉ tiêu phản ánh dòng lợi ích ròng bình quân đều hàng quý (NAV) tương đương với lợi ích ròng của dự án tại thời điểm hiện tại (NPV).
c. Chỉ tiêu NAV hay chỉ tiêu “Hiện giá hiệu số thu chi san đều”, như ở chương 1 đã nêu, là chỉ tiêu phản ánh dòng lợi ích ròng bình quân đều hàng năm (NAV) tương đương với lợi ích ròng của dự án tại thời điểm hiện tại (NPV). (Đ)
d. Chỉ tiêu NAV hay chỉ tiêu “Hiện giá hiệu số thu chi san đều”, như ở chương 1 đã nêu, là chỉ tiêu phản ánh dòng lợi ích ròng bình quân đều hàng năm (NAV) của dự án.
12. Có bao nhiêu bước trong so sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau theo chỉ tiêu NPV?
a. 4
b. 2 (Đ)
c. 5
d. 3
13. Giả sử có 3 phương án đầu tư loại bỏ nhau (X, Y, Z) có cùng thời gian vận hành và đã xác định được NPV của từng phương án như sau: NPV(X) = 1520 Triệu đồng; NPV(Y) = – 42,5 Triệu đồng và NPV(Z) = 1614 Triệu đồng. Yêu cầu: Tìm phương án đầu tư đáng giá nhất về mặt kinh tế tài chính (nếu có) theo chỉ tiêu NPV.
a. Phương án Y
b. Không có phương án nào
c. Phương án X
d. Phương án Z (Đ)
14. Mục đích của việc so sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau?
a. Mục đích của việc so sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau là nhằm xác định được phương án đầu tư có thể mang lại hiệu quả tài chính cao nhất cho chủ đầu tư.
b. Mục đích của việc so sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau là nhằm xác định được phương án đầu tư có thể mang lại hiệu quả tài chính thấp nhất cho chủ đầu tư mà chủ đầu tư chấp nhận bỏ vốn đầu tư.
c. Không có phương án nào đúng
d. Mục đích của việc so sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau là nhằm xác định được phương án đầu tư có thể mang lại hiệu quả tài chính cao nhất cho chủ đầu tư mà chủ đầu tư chấp nhận bỏ vốn đầu tư. So sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau một cách có cơ sở khoa học cho phép chọn được phương án tốt nhất trong các phương án so sánh. (Đ)
15. Có bao nhiêu trường hợp để đánh giá tính đáng giá về mặt kinh tế tài chính của dự án theo chỉ tiêu NAV?
a. 3
b. 1
c. 4
d. 2 (Đ)
16. Nội dung chi phí của tổng mức đầu tư?
a. Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác
b. Tất cả các phương án (Đ)
c. Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
d. Chi phí dự phòng
17. Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng? Chọn câu trả lời SAI
a. – Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án;
b. Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
c. Chi phí nghiệm thu, bàn giao công trình (Đ)
d. Chi phí khảo sát xây dựng
18. Nội dung của chi phí quản lý dự án? chọn câu trả lời SAI
a. Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc
b. Chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư (Đ)
c. Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư,chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế –kỹ thuật
d. Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
19. Nghiên cứu khả thi là gì? Chọn phương án trả lời đúng.
a. Nghiên cứu khả thi hay còn gọi là xây dựng dự án khả thi, là bước tiếp theo của nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi là bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Bước này đòi hỏi nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, triệt để, cụ thể trên các mặt: quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế- xã hội, nhằm kết luận cuối cùng về tính khả thi của dự án (Đ)
b. Tất cả các phương án
c. Nghiên cứu khả thi là bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Bước này đòi hỏi nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, triệt để, cụ thể trên các mặt: quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế- xã hội, nhằm kết luận cuối cùng về tính khả thi của dự án
d. Nghiên cứu khả thi hay còn gọi là xây dựng dự án khả thi, là bước tiếp theo của nghiên cứu tiền khả thi
20. Các đặc điểm của hoạt động đầu tư?
a. Hoạt động đầu tư diễn ra trong một quá trình; Chi phí vận hành, khai thác đối tượng đầu tư không nhỏ.
b. Thời gian của quá trình đầu tư dài (≥ 1 năm), thậm chí kéo dài nhiều năm.
c. Tất cả các phương án (Đ)
d. Vốn đầu tư thường lớn, thậm chí rất lớn; Rủi ro
21. Ưu điểm của việc đánh giá tính đáng giá về mặt kinh tế tài chính của dự án theo chỉ tiêu NPV?
a. Có thể sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá tính đáng giá của dự án về mặt kinh tế tài chính trong mọi trường hợp dòng tiền dự án, không phụ thuộc vào việc dòng tiền cân đối của dự án đổi dấu một lần hay nhiều lần.
b. Tính toán đơn giản hơn so với các chỉ tiêu đánh giá khác như IRR, BCR, …- Có tính đến giá trị tương đương của tiền theo thời gian suốt cả đời dự án.- Có tính đến chi phí sử dụng các nguồn vốn tài trợ cho dự án và yếu tố rủi ro tài chính trong quá trình huy động vốn thông qua chỉ tiêu suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được.- Có thể tính đến yếu tố lạm phát bằng cách đưa tỷ lệ lạm phát vào công thức tính mức lãi suất tính toán hay suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được khi tính toán NPV của dự án.
c. Tất cả các phương án (Đ)
22. Nhược điểm của việc đánh giá tính đáng giá về mặt kinh tế tài chính của dự án theo chỉ tiêu NPV?
a. Tất cả các phương án (Đ)
b. – Không thể hiện được mức sinh lời tài chính của dự án một cách cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được khả năng sinh lời tài chính của dự án có đáp ứng được mong muốn tối thiểu của chủ đầu tư dự án hay không.
c. – Mức lãi suất tính toán sử dụng để tính NPV được giả định cố định trong suốt thời kỳ phân tích dự án là chưa phù hợp với thức tế vì trên thực tế tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tài chính mà lãi suất huy động vốn có thể thay đổi.
d. – Các giá trị thu, chi tiền tệ phản ánh trong dòng tiền dự án khó dự báo chính xác cho cả đời dự án.
23. Có bao nhiêu bước trong quy trình tổng quát của việc so sánh các phương án đầu tư loại bỏ nhau?
a. 2
b. 4
c. 5
d. 3 (Đ)
24. Một dự án có thời gian vận hành 5 năm và có dòng tiền như sau: vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng, doanh thu các năm lần lượt như sau: 400, 500, 600, 600, 500 triệu đồng. Chi phí các năm lần lượt như sau: 200, 250, 300, 320, 230 triệu đồng. Giá trị thu hồi cuối đời dự án là 100 triệu đồng.
a. – 53,079 Triệu đồng (Đ)
b. – 56,079 Triệu đồng
c. 0
d. – 50,079 Triệu đồng
25. Một dự án có thời gian vận hành 5 năm và có dòng tiền như sau: vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng, doanh thu các năm lần lượt như sau: 400, 500, 600, 600, 500 triệu đồng. Chi phí các năm lần lượt như sau: 250, 300, 320, 350, 240 triệu đồng. Giá trị thu hồi cuối đời dự án là 100 triệu đồng.
a. 4,814 Triệu đồng
b. 7,814 Triệu đồng
c. 4,314 Triệu đồng (Đ)
d. 6,814 Triệu đồng
26. Tổng mức đầu tư là gì?
a. Là toàn bộ chi phí dự tính để dầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình (Đ)
b. Là toàn bộ chi phí thiết bị,đền bù giả phóng mặt bằng
c. Tất cả phương án trên
d. Là toàn bộ chi phí sản xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư,vốn lưu động ban đầu cho sản xuất…
27. Nội dung của chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư?chọ câu trả lời SAI
a. Chi phí đền bù nhà cửa,vật kiến trúc,cây trồng trên đất….
b. Chi phí thực hiện tái đinh cư có liên quan đến đền bù giải phóng măth bằng của dự án
c. Chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng của ban đền bù giải phóng mặt bằng
d. Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình (Đ)
28. Tài sản ban đầu của dự án được tạo dựng bao gồm những loại tài sản nào?
a. Tài sản lưu động được đầu tư ban đầu.
b. Vốn lưu động ban đầu cần thiết cho chu kỳ sản xuất đầu tiên trong thời kỳ vận hành sản xuất đối với các dự án có tính chất sản xuất kinh doanh
c. Tất cả các phương án (Đ)
d. Tài sản cố định được đầu tư ban đầu.
29. Một dự án có thời gian vận hành 5 năm và có dòng tiền như sau: vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đồng, doanh thu các năm lần lượt như sau: 400, 500, 600, 600, 500 triệu đồng. Chi phí các năm lần lượt như sau: 200, 250, 300, 320, 230 triệu đồng. Giá trị thu hồi cuối đời dự án là 100 triệu đồng.
a. – 10,601 Triệu đồng (Đ)
b. – 12,601 Triệu đồng
c. – 2,601 Triệu đồng
d. 0
30. Có bao nhiêu giai đoạn trong quá trình hình thành và thực hiện 1 dự án đầu tư?
a. 5
b. 4
c. 3 (Đ)
d. 2
31. Căn cứ vào đối tượng đầu tư, có các loại đầu tư
a. Tất cả các phương án (Đ)
b. Đầu tư vào đối tượng vật chất (đầu tư phát triển).
c. Đầu tư vào đối tượng tài chính (đầu tư tài chính).
32. Ai là người có thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN? Chọn phương án đúng
a. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
b. Sở kế hoạch đầu tư
c. Thủ tướng Chính phủ
d. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND thành phố (Đ)
33. Nhóm các chỉ tiêu tĩnh được sử dụng phổ biến?
a. “Chi phí đơn vị” (Cđ), “Lợi nhuận đơn vị” (Lđ), “Mức doanh lợi bình quân 1 đồng vốn đầu tư” (D), doanh thu đơn vị (R)
b. “Lợi nhuận đơn vị” (Lđ), “Mức doanh lợi bình quân 1 đồng vốn đầu tư” (D).
c. “Chi phí đơn vị” (Cđ), “Lợi nhuận đơn vị” (Lđ).
d. “Chi phí đơn vị” (Cđ), “Lợi nhuận đơn vị” (Lđ), “Mức doanh lợi bình quân 1 đồng vốn đầu tư” (D). (Đ)
34. Căn cứ vào hồ sơ dự án, có những loại dự án đầu tư xây dựng nào?
a. Dự án sử dụng vốn ngân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác
b. Dự án tiền khả thi / Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng sơ bộ, mức độ chi tiết không cao; Dự án khả thi / Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng (Đ)
c. Dự án khả thi và dự án tiền khả thi.
d. Tất cả các phương án
35. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm bao nhiêu bước?
a. 9
b. 8
c. 10 (Đ)
d. 11

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *