Câu hỏi: Phân tích sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới như thế nào?
Phân tích tính sáng tạo trong tư tưởng hồ chí minh về chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ nên CNXH ở Việt Nam. Đảng ta đã vận dụng tư tưởng này vào công cuộc đổi mới như thế nào?
1. Sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:
Hồ Chí Minh nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Người nêu rõ chính sách đối với các thành phần kinh tế lúc này là:
+ Một là: Với kinh tế quốc doanh – hình thức sở hữu của toàn dân, lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, cần phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho CNXH và thúc đẩy việc cải tạo XHCN; Nhà nước phải tạo điều kiện cho nó phát triển.
+ Hai là:Với kinh tế hợp tác xã – là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc. Cần phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã.
+ Ba là: Với kinh tế cá thể của những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tác tự nguyện.
+ Bốn là: Với kinh tế của những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà ra sức hướng dẫn họ nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh , phù hợp với kế hoạch kinh tế của nhà nước.
+ Năm là:Với kinh tế tư bản nhà nước, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư bản đi theo CNXH bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác. Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất
2. Đảng ta đã vận dụng tư tưởngHồ Chí Minh về chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam vào công cuộc đổi mới đất nước một cách hiệu quả:
– Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
– Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về “nhiệm vụ quan trọng nhất” ở thời kỳ quá độ “là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” và thực tế đất nước thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: Trong đổi mới, Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm.
– Xuyên suốt 6 kỳ Đại hội của Đảng từ khi đổi mới và cả trong “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020” và “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” thông qua năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011, đều khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng trong đổi mới là “Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
– Năm thành phần kinh tế ở nước ta khi đi lên CNXH được Hồ Chí Minh chỉ ra nay đã hiện hữu đầy đủ trong đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở nhận thức đó Đảng đã đề ra đường lối chính sách sát hợp với từng loại hình kinh tế cũng như phương hướng, mục tiêu của nền kinh tế nhiều thành phần trong đổi mới. Nhờ vậy, nền kinh tế của ta sau hơn 25 năm đổi mới đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần làm nên thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của thời kỳ đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt.