Phân tích nội dung, biểu hiện của các tiêu chí để đánh giá chất lượng văn bản pháp luật?

Please follow and like us:

Phân tích nội dung, biểu hiện của các tiêu chí để đánh giá chất lượng văn bản pháp luật:
Các tiêu chí để đánh giá chất lượng văn bản pháp luật là:
1. Tiêu chí về chính trị
– Có nội dung phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng: Trong xã hội có giai cấp, các đảng phái chính trị luôn muốn thể hiện và khẳng định vai trò, mở rộng sự ảnh hưởng của mình đối với các giai tầng khác. Vì vậy, văn bản pháp luật luôn mang tính chính trị và phản ánh sâu sắc ý chí của giai cấp cầm quyền. Xem xét chất lượng của văn bản pháp luật dựa trên những yêu cầu về nội dung phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng là đòi hỏi mang tính khách quan và xuất phát từ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước. Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dãn tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cap công nhãn, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lẩy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua nhiều hình thức trong đó lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối, chính sách được coi là chủ yếu nhất, trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hoá thành những quy định pháp luật. Như vậy, pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu chuyển tải toàn bộ đường lối của Đảng và đưa đường lối đó vào thực tiễn đời sống. Cho nên, khi đánh giá chất lượng của văn bản pháp luật trước hết phải dựa vào đường lối, chính sách của Đảng làm chuẩn mực chính trị để xem xét nội dung văn bản.
– Nội dung vàn bản pháp luật phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật: Yêu cầu này đặt ra nhằm bảo đảm tính khả thi của văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Để đáp ứng được yêu cầu này, ngay trong quá trình ban hành văn bản pháp luật, cơ quan soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức xã hội, công dân cho dự thảo văn bản. Đây là thủ tục bắt buộc khi soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đồng thời là hình thức thể hiện tính dân chủ trong quá trình ban hành văn bản pháp luật; thu hút trí tuệ tập thể đóng góp vào dự thảo văn bản làm cho văn bản sau khi được ban hành sẽ có nội dung phù hợp với đối tượng thi hành của chính văn bản đó.

2. Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp
Văn bản pháp luật được ban hành có chất lượng không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về chính trị mà còn bảo đảm cả tính hợp hiến và hợp pháp.
– Nội dung văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp: Tính hợp hiến đòi hỏi mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất theo trật tự thứ bậc, hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật, tạo thành hệ thống thống nhất. Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định:
‘‘Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp… ”.
Đe bảo đảm nguyên tắc Hiến pháp là luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất, các chủ thể cỏ thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật phải bảo đảm cho văn bản đó phù hợp với Hiến pháp. Tính hợp hiến của văn bản pháp luật được biểu hiện:
Thứ nhất, nội dung văn bản pháp luật phù hợp với các quy định cụ thể của Hiến pháp. Để bảo đảm nội dung văn bản pháp luật phù hợp với các quy định của Hiến pháp, cơ quan soạn thảo văn bản phải nắm rõ và hiểu đúng các quy định cụ thể của Hiến pháp liên quan tới nội dung văn bản pháp luật.
Thứ hai, văn bản pháp luật phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản và tinh thần của Hiến pháp. Đây là vấn đề khó xác định khi ban hành văn bản pháp luật. Thực tế ban hành văn bản chỉ càn không hái với các quy định của Hiến pháp thì chưa đủ mà phải xác định mục đích và những nguyên tắc cơ bản của văn bản pháp luật phù hợp với phần “hồn” hoặc “tinh thần” của Hiến pháp.

3. Tiêu chí về tính hợp lý
3.1 Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với thực tiễn
Văn bản pháp luật được ban hành có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và đem lại hiệu quả tác động là mong muốn của cơ quan ban hành. Nội dung của văn bản pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội sẽ bảo đảm tính khả thi cho văn bản đó. Xem xét tính hợp lý của văn bản pháp luật khi có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội luôn cần thiết trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật.
Văn bản pháp luật là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật, là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng nên luôn có mối quan hệ biện chứng với điều kiện kinh tế – xã hội đang tồn tại khách quan. Nội dung văn bản pháp luật được coi là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội khi được xem xét cụ thể ở những khía cạnh như phù hợp với kinh tế, văn hoá, đạo đức, phong tục và tập quán tốt đẹp của dân tộc.

3.2 Văn bản pháp luật bảo đảm về kĩ thuật trình bày
Kĩ thuật trình bày được hiểu là những yếu tố mang tính kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình soạn thảo văn bản, thông thường biểu hiện thông qua hai yếu tố sau:
+ Sử dụng đúng quy tắc ngôn ngữ (tiếng Việt)
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp chủ thể ban hành văn bản truyền tải toàn bộ ý tưởng tạo thành những quy định pháp luật. Vì vậy, ngôn ngữ sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn trong quá trình ban hành văn bản đồng thời là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nội dung của mỗi văn bản sau khi được ban hành. Văn bản được coi là có kĩ thuật lập pháp bảo đảm khi đáp ứng được những yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ như: ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nước là ngôn ngữ viết, là tiếng Việt và được Nhà nước sử dụng. Ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nước là tiếng Việt nhưng có sự chuẩn mực cao hơn tiếng Việt thông dụng thể hiện thông qua bốn yêu cầu: bảo đảm tính nghiêm túc, chính xác, phổ thông dễ hiểu và thống nhất.
+ Phân chia, sắp xếp nội dung văn bản logic, chặt chẽ
Tính hợp lý của văn bản pháp luật còn được thể hiện thông qua kĩ thuật phân chia, sắp xếp nội dung văn bản logic, chặt chẽ với những cách thức sau:
– Nội dung khái quát được trình bày trước nội dung cụ thể; nội dung phổ biến được trình bày trước nội dung ngoại lệ, đặc thù;
– Nội dung quan trọng được trình bày trước nội dung ít quan trọng;
– Quy định về quyền, nghĩa vụ được trình bày trước quy định về trình tự, thủ tục thực hiện;
– Thủ tục diễn ra trước được trình bày trước, thủ tục diễn ra sau được trình bày sau (theo trình tự diễn biến của vấn đề).

4. Yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Nhận thức sâu sắc về vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam hội nhập với thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định:
“Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *