Phân tích môi trường ngành là: Phân tích môi trường ngành là phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,. Phân tích môi trường ngành của doanh nghiệp, ta sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter. Sức mạnh của các lực lượng cạnh tranh trong ngành sẽ tác động đến cường độ cạnh tranh, khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Khi các lực lượng cạnh tranh càng mạnh, việc triển khai hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu năm lực lượng cạnh tranh và căn cứ vào những điều kiện bên trong của mình để quyết định lựa chọn một vị trí thích họp trong ngành, nhằm đối phó với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng theo hướng có lợi cho mình. Hiểu rõ các lực lượng cạnh tranh và áp lực của nó tạo ra đổi với các doanh nghiệp trong ngành sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội và nguy cơ khi triển khai hoạt động kinh doanh trong ngành.
Mục đích của phân tích môi trường ngành: Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống độc quyền và sát nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này để phân tích xem liệu có công ty nào đang lợi dụng công chúng hay không.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của nghành du lịch Việt Nam
+ . Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau:
– Mức độ tập trung của các địa điểm du lịch thường tấp trung gần nhau
– Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành,
– Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,
– Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,
– Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
+. Các sản phẩm thay thế
-Thay thế bằng các dịch vụ du lịch quốc tế
+. Các rào cản gia nhập
– Các lợi thế chi phí tuyệt đối,
– Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường,
– Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào,
– Chính sách của chính phủ,
– Tính kinh tế theo quy mô,
– Các yêu cầu về vốn,
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
– Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh,
– Khả năng tiếp cận với kênh phân phối,
– Khả năng bị trả đũa,
– Các sản phẩm độc quyền.
+. Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
– Vị thế mặc cả,
– Số lượng người mua,
– Thông tin mà người mua có được,
– Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa,
– Tính nhạy cảm đối với giá,
– Sự khác biệt hóa sản phẩm,
– Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành,
– Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế,
– Động cơ của khách hàng.
+ Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
– Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành,
– Mức độ tập trung của ngành,
– Chi phí cố định/giá trị gia tăng,
– Tình trạng tăng trưởng của ngành,