Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

Please follow and like us:

Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

  1. Cơ sở hình thành

          Thứ nhất, trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu n­ước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu n­ước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Chính vì thế chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản, coi CM là sự nghiệp của quần chúng. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để HCM có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như­ những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư­ tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu n­ước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư­ t­ưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.

Thứ ba, tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước cũng như sau này, HCM đã luôn chú ý nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều n­ước trên thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các n­ước thuộc địa. Đặc biệt, những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các phong trào dân tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là cơ sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư­ t­ưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

  1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CM

a.      Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến l­ược, quyết định thành công của cách mạng

        HCM chỉ ra rằng trog thời đại mới, để đánh bại các thể lực đế quóc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp và con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nươc thì chưa đủ; CM muốn thành công đến nơi, phải tập hợp tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đòan kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy trong tư tưởng HCM, ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình CM.

        Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn CM, để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, phải có chính sách phương pháp phù hợp với từng đối tượng, nhưng ĐĐKDT phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của CM.

Chính sách mặt trận của Đảng ta và chủ tịch HCM đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc.Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn,  Đảng ta và chủ tịch HCM đã xây dựng thành công khối ĐĐKDT đưa CM VN giành được nhiều thắng lợi to lớn.

Từ thực tiễn, Người đã khái quát thành nhiều luận diểm có tính chân lý về khối đại đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh. Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công; Đoàn kết là điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt;

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.”

  1. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

Trong tư tưởng HCM, yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn cho mọi thắng lợi. Do đó, ĐĐK phải được xác nhận là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, hải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách  tới hoạt động thực tiễn của Đảng.

Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động VN 3/3.1951 HCM thay mặt Đảng tuyên bố trở thành toàn thể dân tộc : “ Mục đích của đảng lao động Việt Nam gồm 8 chữ là: Đoàn kết dân tộc,phụng sự Tổ quốc”

         ĐĐKDT là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn CM. Đảng cụ thể hóa mọi mục tiều, nhiệm vụ phương hướng CM phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo tập hợp quần chúng tạo thực lực cho CM đó là ĐĐKDT

 HCM còn chỉ ra rằng, ĐĐKDT không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì CM là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. ĐCS có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyền những nhu cầu , những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối ĐĐKDT, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc con người.

  1. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
  2. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Đứng trên lập trường của GCCN và quan điểm quần chúng , HCM đã đề cập đến vấn đề dânnhân dân một cách rõ ràng và toàn diện, có sực thuyết phục, thu phục lòng người. Dân và nhân dân họ chính là chủ thể của khối ĐĐKDT thực chất là đại đoàn kết toàn dân.

Nói ĐĐKDT cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. ĐĐKDT thực chất là khối đại đoàn két toàn dân. HCM cho rằng đoàn kết của ta: “ không những rộng rãi mà còn phải đoàn kết lâu dài…Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ cho nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. “ Ta” ở đây vừa là chủ thể, là ĐCSVN nói riêng, là mọi người dân VN nói chung.

Người chỉ rõ, trong qua trình xây dựng khối ĐĐKDT phải đứng vững trên lập trường GCCN, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp, dân tộc để tập trung lực lượng và Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình CM, Từ CMGPDT từ CM dân chủ nhân dân và từ CMDCND đến CM XHCN.

  1. Điều kiện thực hiện ĐĐKDT

        Để xây dựng khối ĐĐKDT phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc. Truyền thống đó chính là cuội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, dịch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

         Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. HCM chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu.. cho nên vì lợi ích của CM cần có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.

Lòng khoan dung độ lượng của Người không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc CM mà Người theo đuổi suốt đời.

Người tha thiết kêu gọi tất cả nhuwgx ai có lòng yêu nước, không phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào hãy cùng nhau đoàn kết vì nước vì dân. Để thực hiện được đoàn kết, cần xóa bỏ hết mọi thành kiến cần thật thà hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Để thực hành đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Với HCM yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Theo Người, dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của CM, là nền, gốc và chủ thể của mặt trận.

  1. Hình thức tổ chức khối ĐĐKDT
  2. Hình thức tổ chức khối ĐĐKDT là mặt trận thống nhất

Trong tư tưởng HCM ĐĐKDT phải trở thành một chiến lược CM , phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó phải biến sức mạnh vật chất trở thành lực lượng vật chất tổ chức. Tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất

Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn.

Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của nhân dân VN, nơi quy tụ tập hợp các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và các cá nhân yêu nước, phân đấu vì mục tiêu chung là độc lập thống nhất của Tổ quốc, là tự do, hạnh phúc của nhân dân. Mặt trận phải có cương lĩnh và điều lệ phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn CM.

  1. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất

         Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là nguyên tắc cốt lõi trong chiên lược đại đoàn kết của chủ tịch HCM.

Người chỉ rõ sở dĩ phải lấy liên minh công-nông làm nền tảng “ Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống.  Vì họ đông hơn hết, mà cũng chịu áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí CM của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác.” Hồ Chí Minh coi quan hệ giữa Mặt trận đoàn kết dân tộc và liên minh công, nông, trí thức là mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Mối quan hệ biện chứng đó tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng mà không kẻ thù nào phá nổi.

Mặt trận dân tộc càng rộng rãi,  sức mạnh của khối liên minh càng được tăng cường, càng có sức mạnh chống kẻ thù. Đại đoàn kết là công việc của toàn dân nhưng nó chỉ có thể được củng cố và phát triển khi có Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng vừa mang tính nguyên tắc, vừa mang tính tất yếu đảm bảo cho mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn. ĐCSVN vừa là thành viên của mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận.

Để lãnh đạo mặt trận, Đảng cần có một chính sách đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng  của đại đa số nhân dân.

         Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. Thành lập mặt trận thống nhất để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, song  khối đại đoàn kết đó chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có sự thống nhất cao độ về mục tiêu và lợi ích. Độc lập, tự do là nguyên tắc bất di bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo vào trong mặt trận.

Trên cơ sở xác định lợi ích tối cao của dân tộc, những quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân cũng được HCM kết tinh vào tiêu chí của nước VN dân chủ Cộng hòa là độc lập, tự do, hạnh phúc. Các tiêu chí này được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong thời kỳ lịch sử.

        Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững. Tất cả mọi vấn đề của mặt trận đều phải được đưa ra để tất cả thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng chủ trương chính sách của Đảng cho Mặt trận phải trình bày trước Mặt trận và cùng với các thành viên Mặt trận bàn bạc, hiệp thương để đi đến thống nhất.

Để thực hiện hiệp thương dân chủ phải đứng vững trên lập trườn GCCN, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt…. Hồ Chí Minh chỉ rõ nếu làm tốt hiệp thương, dân chủ sẽ củng cố được mối quan hệ bền chặt, đồng thuận nhằm thực hiện mục tiêu bốn “chữ đồng” của nhân dân ta là : đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng tâm .

         Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mặt trận là tập hợp của nhiều tầng lớp, tôn giáo, giai cấp, bên cạnh cái chung có cái riêng, bên cạnh cái tương đồng có cái khác biệt, cục bộ, nhân lên những nhân tố tích cực, nhân tố chung đi đến thống nhất, đoàn kết.

Để giải quyết vấn đề này HCM nói phải lấy cái chung để hạn chế cái riêng “cầu đồng tồn dị”. Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.
Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái, phải nêu cao tự phê bình và phê bình…

“Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí.
Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái vì nước, vì dân. Tóm lại muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ ”

 

  • Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào cách mạng thế giới. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCMlà một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản.

      Thực tiễn CMVN đã và đang chứng minh sức sống ký diệu của tư tưởng đại đoàn kết HCM, đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiến tới mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *