Nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế của Liên minh châu Âu (EU). Những điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU

Please follow and like us:

Câu hỏi: Nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế của Liên minh châu Âu (EU). Những điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.

Nguyên tắc:

EU thực hiện việc xây dựng và áp dụng các công cụ biện pháp điều chỉnh quan hệ TMQT với các nước ngoài khối thông qua CS TM dựa trên hiệp định.

CS TM này được thực hiện với các CS cụ thể như sau:

– Nguyên tắc không phân biệt đối xử

– Nguyên tắc có đi có lại

– Nguyên tắc minh bạch hóa

– Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng

Đặc trưng của chính sách:

  • Bảo hộ đối với nền sản xuất NN. Vì NN đóng góp tỷ trọng tương đối lớn; An toàn với người tiêu dùng.
  • Bảo vệ người tiêu dùng
  • Bảo vệ môi trường

Các công cụ, biện pháp chủ yếu:

  • Quy định về hải quan
  • Rào cản kỹ thuật
  • Hạn ngạch
  • Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
  • Áp dụng cs chống bán phá giá

Hiện nay, EU đang thực hiện quá trình mở rộng và phát triển quan hệ TM hàng hóa. Do đó rất chú trọng thực hiện cs tự do hóa TM, cụ thể là công cụ thuế quan, hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và hạn ngạch từng bước được cắt giảm.

A, Chính sách quản lý NK của EU:

Quy định về thủ tục hải quan

EU sử dụng thủ tục hải quan đồng nhất và sử dụng giấy phép NK.

Thuế quan:
+ Mức thuế trung bình:

Đối với hàng nông sản là 18%

Đối với hàng hóa công nghiệp là 2%

+ Mức thuế quan cao nhất và thấp nhất:

Hàng nông sản là 0% – 470%

Hàng CN là 0% – 36,6%

+ Phân loại thuế quan NK: Biểu thuế quan của EU chia làm 3 nhóm

Nhóm các nước được hưởng quy chế tối hệ quốc ( quy chế quan hệ TM bình thường ) (MFN). Biểu thuế quan được công bố trên thông báo hàng năm.

Nhóm các nước được hưởng đơn thuần ưu đãi trong hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP)

Nhóm các nước được hưởng GSP và có kèm theo điều kiện

Quy tắc xuất xứ:

+ Quy tắc xuất xứ ưu đãi: phần lớn giành cho hàng CN đối với các nước được hưởng chế độ tối huệ quốc và có hoạt động TM song phương đặc biệt. Trong hệ thống xuất xứ ưu đãi thì EU áp dụng chế độ xuất xứ gộp. EU đưa ra các quy định rất chặt chẽ về chế độ giám sát.

+ Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: đối với các quốc gia thực hiện theo hệ thống nguyên tắc xuất xứ không ưu đãi khi xuất khẩu hàng hóa vào EU sẽ phải chịu sự kiểm soát bởi tất cả các công cụ biện pháp trong hệ thống quản lý nhập khẩu.

Tất cả các sản phẩm hàng hóa NK vào EU đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyển cửa nước XK cấp.

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP):

Từ 1-1-2006 EU áp dụng hệ thống GSP mới đối với 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ trên TG. Hệ thống GSP mới có chế độ phân loại hàng hóa đơn giản hơn từ 4 nhóm hàng còn 2 nhóm hàng.

+ Mức thuế ưu đãi được áp dụng so với mức thuế tối huệ quốc (MFN)

Đối với nhóm hàng nhạy cảm: đối với các hàng hóa áp dụng cách tính thuế theo giá trị mức độ ưu đãi là 3,5% điểm. Đối với các hàng hóa áp dụng cách tính thuế đặc định thuế ưu đãi áp dụng là 30% điểm so với mức thuế xuất hiện hành.

Đối với nhóm hàng không nhật cảm được miễn thuế hoàn toàn.

+ EU áp dụng chế độ GSP đặc biệt đối với các nước có cs phòng chống và sản xuất buôn bán ma túy và đối với những nước có yêu cầu được thực hiện các cam kết trong quy định về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.

Thuế gián tiếp:

Thuế gián tiếp được áp dụng với tất cả các sản phẩm NK vào EU.

+ Thuế giá trị gia tăng (VAT): áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu với mức thuế thấp hơn và các sản phẩm xa xỉ có mức thuế cao hơn.

+ Thuế tiêu thụ: được cáp dụng mức thuế tùy theo tác động của sản phẩm đối với người tiêu dùng

Các rào cản kỹ thuật

 Trong cs TMQT của EU được xây dựng và thực hiện dựa trên khung pháp lý quốc tế là hiệp định TBT của WTO (Technical Barierson Trade)

Mục tiêu của hiệp định nhằm hạn chế mức ảnh hưởng của rào cản kỹ đối với TM

Các nguyên tắc của hiệp định:

  • Không phân biệt đối xử
  • Đảm bảo tính vừa đủ, tức là các quốc gia không được phép áp dụng 1 cách thái quá các rào cản kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ TM
  • Đảm bảo tính hài hòa các quốc gia phải dựa trên chuẩn mực quốc tế để đưa ra các rào cản kỹ thuật áp dụng trong TM
  • Đảm bảo tính minh bạch phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các rào cản trong cs quản lý NK bao gồm:

  • Quy định về sức khỏe và an toàn
  • Quy định về môi trường
  • Quy định về trách nhiệm xã hội
  • Quy định về tiêu chuẩn chất lượng

+ Quy định về sức khỏa và an toàn được thực hiện nhằm 1 mục tiêu yêu cầu các nước XK chỉ được phép đưa vào thị trường EU những sản phẩm thực sự an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và đối với môi trường sinh thái.

Đối với các sản phẩm CN

khi NK vào EU phải đủ tiêu chuẩn được dán mác C/E. Ngoài ra, các sản phẩm CN như thực phẩm cần đáp ứng các quy định trong luật thực phẩm của EU. Tất cả các sản phẩm CN khi NK vào EU đều phảu đáp ứng quy trình sản xuất có áp dụng hệ thống HACCP.

Đối với các sản phẩm NN:

. Quy định về nền NN hữu cơ: quy định về kiểm soát quy trình sản xuất cụ thể đối với vấn đề sử dụng phân bón các loại thuốc phòng trừ bệnh và cách thức nuôi dưỡng cây trồng vật nuôi. Trong cs EU cấm Nk các sản phẩm sản xuất sử dụng công nghệ biến đổi gen.

. Thực tiễn NN tốt quy định về thực tiễn NN tốt bao gồm những quy định liên quan đến quy trình sản xuất đặc biệt tiêu chuẩn về nền NN hữu cơ đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy định đối với quy trình thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Hiện nay, EU đang áp dụng tiêu chuẩn EUROGAP đối với các sản phẩm rau quả tiến tới sẽ áp dụng các sản phẩm như hoa cây cảnh, sữa và các sản phẩm từ sữa.

+ Quy định về bảo vệ môi trường sử dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường sinh thái trên toàn cầu và tại EU nói riêng với mục tiêu đó EU cho phép NK các sản phẩm có đặc tính thân thiện với môi trường. Trong đó các biện pháp sử dụng để quy định về bảo vệ môi trường bao gồm:

. Những sản phẩm NK vào thị trường EU có quy trình sản xuất ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái phải đáp ứng được tiêu chuẩn ISM14001

. Các sản phẩm NK vào thị trường EU sẽ được kiểm soát tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường thông qua việc dán mác sinh thái theo tiêu chuẩn chung của EU hoặc tiêu chuẩn của quốc gia NK hoặc tiêu chuẩn riêng của sản phẩm.

+ Quy định về trách nhiệm xã hội (tiêu chuẩn SA 8000)

Điều kiện việc làm

Độ tuổi của người lao động

Chế độ đãi ngộ

Sự tự do của người lao động

Hiện nay, EU áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 với 22 ngành nghề và với 30 quốc gia và họ công nhận chứng chỉ của quốc gia XK trong thời hạn 3 năm.

+ Quy định về chất lượng sản phẩm quy định không bắt buộc đối với các sản phẩm NK vào thị trường EU. Tuy nhiên các sản phẩm có quy trình sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ được ưa chuộng hơn và có ưu thế hơn khi NK vào thị trường EU.

Các biện pháp quản lý NK khác:

Hạn ngạch:

Chủ yếu áp dụng hình thức hạn ngạch thuế quan. Áp dụng với 2 loại nhóm hàng café và dệt may. Dệt may xóa bỏ đối với các nước là thành viên của WTO.

Chính sách chống bán phá giá:

+ Căn cứ áp dụng: giá bán sản phẩm tại thị trường EU thấp hơn so với mức giá bán tại thị trường nội địa. Giá bán nội địa = CFSX + CFTM + lợi nhuận. Các nhà sản xuất nội địa tại EU phát đơn kiện

+ Các biện pháp trừng phạt: áp dụng các biện pháp hạn chế NK như đánh thuế, quy định hạn ngạch NK. Cấm NK và mức độ áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ tùy thuộc vào mức độ gây tổn hại của việc bán phá giá và các nhà sản xuất nội địa EU

Các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện thường được áp dụng với các nước có quy mô NK lớn vào thị trường EU như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Biện pháp tự vệ áp dụng với các nguyên tắc, tình huống mặt hàng trong thời gian nhất định. Nguy cơ gây tổn hại lớn.

  1. Chính sách trợ cấp XK

Áp dụng với cá mặt hàng nông sản thông qua biện pháp ứng vốn trước. Vốn ứng trước = chênh lệch giữa giá bán trên thị trường TG và giá bán tại thị trường nội địa.

Các nhà sản xuất hàng nông sản của EU sẽ được cấp phần vốn ứng trước từ ngân sách NN, phần vốn này sẽ không phải trả lại.

* Những lưu ý đối với doanh nghiệp VN khi xk sang thị trường EU

EU là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sp làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Thông thường, người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, phần đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo.

Do đó, các doanh nghiệp VN cần hải quan tâm đầu tư cải thiện qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU. Chất lượng hàng hóa và việc tuân thủ đúng mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc của doanh nghiệp. các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *