Nợ nước ngoài là gì.Các chỉ tiêu đo lường nợ nước ngoài.Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài ở VN hiện nay

Please follow and like us:

Nợ nước ngoài là gì.Các chỉ tiêu đo lường nợ nước ngoài.Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài ở VN hiện nay
Nợ nước ngoài là khoản vay nợ của một quốc gia từ một quốc gia khác
Nợ nước ngoài là khoản nợ của người cư trú đối với người không cư trú ( theo IMF)
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam (Khoản 1, Điều 1, Quy chế vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 90/1988/NĐ-CP ngày 7/11/1988 của Chính phủ): Vay nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc DN là pháp nhân Việt Nam (kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của Chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (gọi tắt là bên cho vay nước ngoài). Theo quy định trên, các khoản vay nợ sau được xếp vào vay nợ nước ngoài: Vay ODA; tín dụng thương mại của Chính phủ và DN từ các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước,
các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài…; phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế của Chính phủ và DN Việt Nam…
Các chỉ tiêu đo lường nợ nc ngoài
-tỷ lệ % tổng nợ nc ngoài so w nguồn thu XK hàng hóa dịch vụ
-tỷ lệ % dự trữ ngoại hối so w tổng nợ nước ngoài
-tỷ lệ % tổng nợ nc ngoài so w GDP
-tỷ lệ % tổng nợ phải trả hàng năm so w nguồn thu XK hàng hóa dịch vụ
-tỷ lệ % tổng nợ phải trả hàng năm so w GDP
Tình trạng nợ nc ngoài của VN hiện nay:
Tính đến ngày 31/12/2009, tổng nợ nước ngoài (gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, nợ nước ngoài của Chính phủ là trên 23,9 tỷ USD.
Năm 2008, tổng số nợ của Việt Nam vào khoảng 21,8 tỷ USD và năm 2007 là hơn 19,25 tỷ USD
Như vậy nợ nc ngoài của VN càng ngày càng tăng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn an toàn
Cụ thể nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (trên 50% được cho là nợ quá nhiều); nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…
các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%.Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; quyền vay đặc biệt SDR chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ.
Cũng theo Cục trưởng Đô, các dự án có vốn vay nước ngoài chủ yếu thuộc ngành năng lượng, giao thông vận tải, thủy sản, trồng rừng…
“Đến giờ phút này, những dự án nói chung hoạt động có hiệu quả. Theo các đánh giá độc lập, tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 0,8%, mức rất thấp nếu so với chỉ tiêu tương ứng trong hệ thống ngân hàng nói chung”, ông Đô phát biểu với báo chí.
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, tính cả gốc và lãi, sẽ vượt 1 tỷ USD trong năm nay; tăng trong các năm tiếp theo mà đỉnh điểm lên đến trên 2 tỷ USD vào năm 2016, trước khi giảm trở lại.
Nhưng, việc quản lý nợ nước ngoài quốc gia đang phải đối mặt với không ít thách thức. Để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và bù đắp thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài quốc gia đã tăng đáng kể chỉ trong vài năm trở lại đây.
So với thời điểm cuối năm 2005, con số gần 28 tỷ USD nợ nước ngoài quốc gia tính đến 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần (so với 14,2 tỷ USD), sau hàng loạt các khoản vay của WB, ADB, Nhật Bản… được chuyển vào ngân sách trong năm vừa qua.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP thế nào là an toàn cũng chỉ là tương đối, đặc biệt sau hàng loạt các cuộc khủng hoảng xuất phát từ Mỹ và Hy Lạp vừa qua.
“Với mức nợ nào đó, nước này là thích hợp, ví dụ Nhật Bản là trên 100% GDP mà không vỡ nợ, nhưng nước khác chỉ 60% có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công”, ông Đô cho biết.
Hơn nữa, một số chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài không được bền vững. Với mức thâm hụt cán cân thanh toán 8,8 tỷ USD vào năm ngoài, dự trữ ngoại hối đã giảm xuống chỉ còn 7-9 tuần nhập khẩu, từ mức 12 tuần trước đó.
Tác động đến tương quan giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này từ gấp 28 lần vào cuối năm 2008, chỉ còn hơn gần 3 lần tính đến 31/12/2009. Trước đó, đỉnh điểm là vào cuối 2007, chỉ tiêu này gấp gần 102 lần.
Lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ cũng có xu hướng tăng lên, sau khi Việt Nam được cho là đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nhiều đối tác đã chuyển từ quan hệ cho vay ODA sang hình thức ít ưu đãi hơn.
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm nay đạt tới 2,1%/năm.
Thêm vào đó, hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam còn thấp. Lợi suất lên đến hơn 7% đối với khoản 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ngoại tệ được phát hành ra thị trường quốc tế vào đầu năm nay lý giải phần nào nhận định này.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *