Những nội dung đổi mới cơ bản trong chính sách đầu tư quôc tế của Vịêt Nam từ năm 1986 đến nay

Please follow and like us:

Câu hỏi: Những nội dung đổi mới cơ bản trong chính sách đầu tư quôc tế của Vịêt Nam từ năm 1986 đến nay

  1. Mô hình chính sách: tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI
  2. Nội dung đổi mới:
  • Xây dựng và từng bước hoàn thiện quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành và theo vùng
  • Hoàn thiện hành lang pháp lý trong thu hút FDI

+ Năm 1987: ban hành luật ĐTNN tại Việt Nam

+ Năm 1990: sửa đổi và bổ sung luật ĐTNN tại Việt Nam (lần 1)

+ Năm 1992: sửa đổi và bổ sung luật ĐTNN tại việt nam (lần 2)

+ Năm 1996 ban hành luật ĐTNN (mới) tại Việt Nam

+ Năm 2000 sửa đổi và bổ sung luật ĐTNN tại Việt Nam

+Năm 2005 ban hành luật đầu tư tại Việt Nam

  • Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
  • Hoàn thiện SD các biện pháp khuyến khích đầu tư

+ Các chương trình về xúc tiến đầu tư

+ Ưu đãi về thuế.

  • Đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhận lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các nhà ĐTNN

* Những lưu ý đối với doanh nghiệp VN khi xk sang thị trường EU

  • EU là một thị trường phát triển ở trình độ cao nên đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Tại đây, giá cả hàng hóa và dịch vụ không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Giờ đây, trên thị trường tất cả các nước thành viên EU, mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sp làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Thông thường, người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng thế giới, phần đông người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo.
  • Do đó, các doanh nghiệp VN cần hải quan tâm đầu tư cải thiện qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU. Chất lượng hàng hóa và việc tuân thủ đúng mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc của doanh nghiệp. các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thị hiếu người tiêu dùng.
  • Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ
  • Hoa kỳ là nước quy định rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Do đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ cần chú ý ghi tên hàng hóa và nước xuất xứ theo đúng quy định.
  • Các doanh nghiệp chú ý xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo đúng số lượng theo hạn ngạch để tránh bị đánh thuế cao hơn, chờ hạn ngạch năm sau hoặc phải tái xuất

Các doanh nghiệp cần chú ý các quy định kỹ thuật bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ như quy định an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *