Những điểm khác nhau giữa hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam

Please follow and like us:

Hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo qui định của CISG và pháp luật Việt Nam có các điểm khác biệt cơ bản sau:

 

Nội dung so sánh Qui định của CISG Pháp luật Việt Nam
Chế tài hủy hợp đồng CISG quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (điều 49 khoản 1 và 64 khoản 1). Luật thương mại 2005 không có quy định tương ứng
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng CISG nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác chỉ trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa Luật thương mại 2005 không có quy định gì về vấn đề này
Bồi thường thiệt hại CISG nhấn mạnh đến tính có thể dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm. Tính trực tiếp và thực tế của thiệt hại(điều 302 Luật thương mại 2005)
 Miễn trách nhiệm do lỗi của bên thứ ba CISG có quy định về việc miễn trách khi do lỗi của bên thứ ba (điều 79) Không có qui định
Phạt vị phạm hợp đồng CISG không có quy định về hình thức này, do vậy mà bên vi phạm hợp đồng không phải chịu chế tài này. – BLDS 2015 quy định:

“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.

–  Luật Thương mại 2005 quy định:

“Điều 300. Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Từ các quy định nêu trên có thể thấy, căn cứ phạt vi phạm đó là: (1) Hợp đồng phải có hiệu lực; (2) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (3) Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *