Hãy chỉ ra những điểm khác biệt trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam?

Please follow and like us:

Hãy chỉ ra những điểm khác biệt trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam?

Trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của CISG và pháp luật Việt Nam có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Nội dung Công ước Viên 1980 Pháp luật Việt Nam
Phạm vi điều chỉnh Điều 1(1)(a) quy định Công ước được áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau và những nước này là thành viên Công ước.
Chú trọng dấu hiệu “Lãnh thổ” của các bên ký kết.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 và pháp luật có liên quan. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế, nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt NamChú trọng dấu hiệu “Quốc tịch” của các bên ký kết.
Hình thức của hợp đồng CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng (Điều 11 CISG) Luật Thương mại năm 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Khoản 2 Điều 27).
Giao kết hợp đồng Điều 14 CISG định nghĩa một đề nghị giao kết hợp đồng hình thành một chào hàng khi nó được gửi đến một/nhiều người xác định, thể hiện ý chí của người chào hàng muốn ràng buộc mình trong trường hợp chào hàng được chấp nhận, và nêu rõ hàng hóa, ấn định hoặc quy định cách xác định số lượng và giá cả. Pháp luật Việt Nam không yêu cầu nội dung cụ thể của một đề nghị giao kết hợp đồng.
Nguyên tắc chào hàng Điều 19 CISG quy định sự phúc đáp có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự đồng ý của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về toàn bộ nội dung của đề nghị theo Khoản 1, Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, nếu bên được đề nghị đề xuất sửa đổi hoặc đưa ra điều kiện đối với bên đề nghị, bên được đề nghị đã đưa ra một đề nghị mới (Điều 392 BLDS 2015)
Thời hạn kiểm tra hàng hóa và khiếu nại về hàng hóa không phù hợp Việc kiểm tra hàng hóa, theo quy định tại Điều 38 CISG phải được người mua (người nhập khẩu, người nhận hàng) thực hiện trong thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép và theo quy định tại Điều 39 CISG, nếu phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa thì phải thông báo về sự không phù hợp đó trong thời hạn hợp lý sau khi phát hiện hoặc phải phát hiện ra sự không phù hợp đó. CISG quy định thời hạn này tối đa có thể là 2 năm kể từ ngày giao hàng Theo Luật Thương mại 2005, thời hạn khiếu nại là 3 tháng đối với khiếu nại về số lượng, 6 tháng đối với khiếu nại về phẩm chất, tính từ ngày giao hàng.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *