Nhận thức cảm tính

Please follow and like us:

  – Nhận thức cảm tính hay trực quan sinh động là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Ở giai đoạn, nhận thức của con người thường phản ánh trực  tiếp khách thể thông qua các giác quan, điều này được thể hiện rõ dưới 3 hình thức là: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

    +) Cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật vào các giác quan của con người. Các giác quan đó là thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác, khứu giác, xúc giác….Cảm giác là kết quả của sự tác động vật chất của sự vật vào các giác quan con người, là sự chuyển hóa năng lượng kích thích bên ngoài thành yêu tố của ý thức. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ví dụ: Quả cam -> Tác động vào thị giác (màu sắc: màu xanh, màu vàng..), xúc giác( nhẵn, trơn)….

    +) Tri giác là kết quả sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người, do đó, tri giác cho ta hình ảnh về sự vật trọn vẹn hơn cảm giác.

Ví dụ: Bạn A, lần đầu tiên gặp-> Tác động thị giác (dáng vóc, màu da, khuôn mặt) …; tác động thính giác… (cho chúng ta thông tin, giọng nói tiếng nói của họ)

    +) Biểu tượng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của nhận thức cảm tính. Biểu tượng là hình ảnh sự vật được tái hiện trong bộ óc con người khi sự vật không còn trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Biểu tượng là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

Ví dụ: Khi nhắc tới xe máy, chúng ta sẽ hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có động cơ, tay lái…đó là biểu tượng, hay là biểu tượng về hình dáng, lời nói của người bạn thân của chúng ta…

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *