Nêu địa vị pháp lý của quốc gia khi tham gia vào quan hệ TPQT?

Please follow and like us:

– Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. Đây là một thực thể pháp lý, chính trị được cấu thành bởi ba yếu tố là lãnh thổ, dân cư, chủ quyền. Cũng như những chủ thể khác, quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh, thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, với vai trò đặc thù của mình, quốc gia có thể thực hiện việc xây dựng, ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế, các Hiệp ước song phương, đa phương. Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt – không những không ngang hàng với các cá nhân và pháp nhân mà còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
– Cơ sở pháp lý quốc tế của quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia thể hiện ở việc xác định quốc gia là một thực thể có chủ quyền và là chủ thể đặc biệt trong TPQT, được thể hiện ở các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
– Địa vị pháp lý của quốc gia khi tham gia vào quan hệ TPQT thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản sau:
1, Quyền quốc tế:
+ Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
+ Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;
+ Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;
+ Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
+ Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;
+ Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.
2, Nghĩa vụ quốc tế:
+ Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;
+ Tôn trọng sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của các quốc gia khác;
+ Không áp dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
+ Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
+ Tôn trọng những quy phạm Jus Cogens và những cam kết quốc tế;
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên đây, các quốc gia khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế có thể tự hạn chế những quyền và nghĩa vụ của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định, không trái với các quy ước quốc tế.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *