Nên chuyển đổi mô hình của VDB thành một tổ chức tài chính vi mô để nang cao hiệu quả hoạt động

Please follow and like us:

Nếu cần hãy liên hệ tôi qua Zalo hoặc facebook nhé!
“Nên chuyển đổi mô hình của VDB thành một tổ chức tài chính vi mô để nang cao hiệu quả hoạt động” theo em quan điểm không hợp lý vì mô hình của VDB tồn tại là vì:
Cần có một tổ chức đứng ra huy động vốn trung và dài hạn để tài trợ cho phát triển kinh tế thông qua tài trợ cho các dự án phát triển. Không có nguồn vốn nào là phù hợp với tất cả các dự án phát triển. Chẳng hạn, nếu tiếp nhận vốn từ các Ngân hàng thương mại thì dự án phát triển được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng trả nợ nhưng Ngân hàng thương mại rất nghiêm ngặt trong việc lựa chọn dự án tài trợ, lãi suất cho vay cao nên nguồn vốn này phù hợp với các dự án có hiệu quả tài chính cao, khả năng trả nợ tốt và các hồ sơ liên quan đến dự án đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngân hàng. Hay nguồn vốn từ các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian sử dụng vốn dài, lượng vốn lớn, thời gian ân hạn dài, có nhiều ưu đãi nhưng đây lại là nguồn có nhiều điều kiện ràng buộc và nếu dự án không đáp ứng được các điều kiện này thì cũng không thể tiếp cận được với các nhà tài trợ. Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cần có một tổ chức thực hiện nhiệm vụ đứng ra tài trợ cho các dự án phát triển. Các tổ chức này có nhiệm vụ tập trung huy động các nguồn vốn phù hợp với đặc điểm của dự án để tài trợ cho các dự án này thay cho Chính phủ, qua đó đóng vai trò là công cụ của Chính phủ để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Cần có một tổ chức thực hiện tài trợ có ưu đãi cho các dự án phát triển, đóng vai trò là “cứu cánh tài trợ cuối cùng” đối với các đối tượng khách hàng đặc biệt.
Trong nền kinh tế có một số đối tượng khách hàng được coi là đặc biệt. Đó có thể là những người nghèo, hộ nghèo; các đối tượng khách hàng ở các vùng sâu vùng xa; các dự án tạo ra các sản phẩm mới (sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc sản phẩm nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu)… Đặc điểm của loại khách hàng này là (1) chứa đựng rủi ro lớn, (2) tỷ lệ sinh lời của vốn thấp, (3) thời gian hoàn vốn dài, (4) tài sản đảm bảo không có hoặc khó định giá trên thị trường. Do vậy, đây là những đối tượng khách hàng không được “đón nhận nhiệt tình” bởi các trung gian tài chính mà mục tiêu hoạt động cuối cùng là tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tài trợ vốn cho các đối tượng khách hàng này sẽ đem lại lợi ích kinh tế – xã hội đáng kể cho nền kinh tế. Khi đó, Ngân hàng phát triển hoạt động như là “người cho vay cuối cùng” trong nền kinh tế đối với các Dự án phát triển không có khả năng nhận được tài trợ từ các nguồn vốn khác. Đồng thời, trong chính sách của mình, Ngân hàng phát triển cũng sẽ không cung cấp nguồn vốn trung – dài hạn vốn rất khan hiếm của nó cho các Dự án phát triển có khả năng nhận được tài trợ từ các nguồn vốn khác.
Cuối cùng, cần có một tổ chức thực hiện tài trợ dưới hình thức cấp tín dụng cho các Dự án phát triển.
Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nguồn tài trợ mà đặc biệt là các nguồn tài trợ dưới hình thức ưu đãi luôn đi kèm với sự thất thoát và lãng phí vốn. Các nguồn này thường phải đi qua nhiều cấp phê duyệt và khi vốn đến được tay người hưởng lợi.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *