Luật Hình sự Việt Nam EL10
1. Có thể áp dụng hiệu lực trở về trước đối với Luật hình sự Việt Nam trong trường hợp:
a. Điều luật quy định một hình phạt nặng hơn.
b. Điều luật mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự. (Đ)
c. Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng án treo.
d. Điều luật hạn chế phạm vi áp dụng miễn trách nhiệm hình sự.
2. Các giai đoạn chuẩn bị phạm tội được tính
a. Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến trước khi bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. (Đ)
b. Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến khi bắt tay vào việc thực hiện hành vi đầu tiên trong mặt khách quan của tội phạm.
c. Từ khi có ý định phạm tội đến khi đã tạo xong điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.
d. Từ khi có ý định phạm tội đến khi bắt tay vào việc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.
3. Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật
a. Xác định hình phạt áp dụng cho người thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội
b. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
c. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó (Đ)
d. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả pháp lý bất lợi cho người thực hiện hành vi nguy hiểm đó.
4. Luật Hình sự có hiệu lực trở về trước trong trường hợp:
a. Xác định TNHS nặng hơn
b. Xóa bỏ một tội phạm (Đ)
c. Xác định có tội hoặc xác định tội nặng hơn
d. Quy định nội dung không có lợi cho người bị áp dụng luật
5. Lỗi trong đồng phạm chỉ có thể là:
a. Lỗi cố ý gián tiếp.
b. Lỗi vô ý
c. Lỗi cố ý
d. Lỗi cố ý trực tiếp. (Đ)
6. Trong khoa học luật hình sự thì có bao nhiêu loại người thực hành?
a. 1
b. 3
c. 4
d. 2 (Đ)
7. Nguyên tắc nào là nguyên tắc đặc trưng của ngành luật hình sự?
a. Nguyên tắc pháp chế
b. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
c. Nguyên tắc nhân đạo
d. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự (Đ)
8. Không truy cứu trách nhiệm tư tưởng của con người là biểu hiện của nguyên tắc nào trong luật hình sự Việt Nam?
a. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
b. Nguyên tắc lỗi
c. Nguyên tắc hành vi (Đ)
d. Nguyên tắc nhân đạo
9. Về trách nhiệm hình sự, người 16 tuổi trở lên sẽ:
a. Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật có quy định khác. (Đ)
b. Được miễn trách nhiệm hình sự
c. Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
d. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
10. Theo cách phân loại của luật hình sự Việt Nam thì tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là 10 năm tù thuộc loại tội:
a. Rất nghiêm trọng (Đ)
b. Ít nghiêm trọng
c. Đặc biệt nghiêm trọng
d. Nghiêm trọng
11. Trường hợp nào sau đây không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
a. Định giết người nhưng mới đâm người đó được một nhát thì đã băng bó và đưa nạn nhân đi cấp cứu.
b. Cướp tài sản của người khác nhưng sau đó đã trả lại tài sản. (Đ)
c. Đã dùng vũ lực quật ngã người phụ nữ để hiếp dâm nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện hành vi giao cấu vì nạn nhân van xin.
d. Định trộm cắp tài sản nhưng không dám thực hiện nữa vì sợ phải chịu trách nhiệm hình sự.
12. Mỗi người đồng phạm có thể tham gia vào việc thực hiện tội phạm ngay từ đầu những cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng:
a. Chưa kết thúc. (Đ)
b. Chưa bị phát hiện.
c. Chưa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
d. Chưa hoàn thành.
13. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu lý trí trong lỗi cố ý của những người đồng phạm?
a. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước được hậu quả.
b. Mỗi người đồng phạm đều biết hành vi của những người đồng phạm khác cũng nguy hiểm cho xã hội
c. Mỗi người đồng phạm đều biết cùng hành động với mình còn có những người khác. (Đ)
d. Mỗi người đồng phạm chỉ biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
14. Bộ luật hình sự Việt Nam phân hóa chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt khác nhau là biểu hiện của nguyên tắc nào?
a. Nguyên tắc hành vi
b. Nguyên tắc nhân đạo
c. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự (Đ)
d. Nguyên tắc lỗi
15. Thời điểm nào xác định phát sinh quan hệ xã hội giữa người phạm tội và Nhà nước?
a. Khi người phạm tội bị bắt
b. Khi phát hiện hành vi của người phạm tội
c. Khi người phạm tội bị xét xử
d. Khi hành vi phạm tội xảy ra (Đ)
16. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
a. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (Đ)
b. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
c. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
d. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
17. Trong khoa học luật hình sự thì không hành động phạm tội là:
a. Thực hiện tội phạm thông qua người khác.
b. Không làm một việc pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. (Đ)
c. Gián tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
d. Không trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
18. Trường hợp nào sau đây là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành?
a. Đã bí mật lọt vào nhà người khác để lấy tài sản của họ mà chưa lấy được đã bị bắt.
b. Dùng dao tấn công người khác để cướp tài sản của họ mà chưa cướp được.
c. Đã tấn công người phụ nữ và đã giao cấu trái với ý muốn của người phụ nữ ấy.
d. Đã bắn người khác, tưởng người đó chết nên bỏ đi, nhưng người đó không chết. (Đ)
19. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm ít nghiêm trọng là
a. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
b. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm (Đ)
c. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
d. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
20. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm mà tội phạm:
a. Đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. (Đ)
b. Đã bị dừng lại vì những nguyên nhân ngoài ý muốn.
c. Đã chấm dứt trên thực tế.
d. Đã bắt đầu thực hiện
21. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tội phạm rất nghiêm trọng là
a. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù (Đ)
b. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
c. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
d. Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
22. Người phạm tội theo khoản 1 Điều 171 BLHS năm 2015 – Tội cướp giật tài sản là tội phạm
a. Nghiêm trọng (Đ)
b. Đặc biệt nghiêm trọng
c. Rất nghiêm trọng
d. Ít nghiêm trọng
23. Đối với tội phạm có cầu thành hình thức thì tội phạm hoàn thành khi:
a. Người phạm tội đã kết thúc tội phạm.
b. Người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm. (Đ)
c. Người phạm tội đã thực hiện tội phạm.
d. Người phạm tội đã gây ra hậu quả
24. Trường hợp nào sau đây được coi là có đồng phạm:
a. Một người có năng lực trách nhiệm hình sự và một người không có năng lực trách nhiệm hình sự cùng cố ý thực hiện tội phạm.
b. Hai người cùng có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý cùng thực hiện một tội phạm. (Đ)
c. Một người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và một người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cùng cố ý thực hiện tội phạm.
d. Hai người cùng không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cùng thực hiện tội phạm.
25. Tội phạm nào sau đây được thực hiện bằng hình thức không hành động phạm tội?
a. Tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. (Đ)
b. Tội bức tử.
c. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
d. Tội hành hạ người khác.
26. Một trong các dấu hiệu bắt buộc có trong mặt khách quan của tội giết người là:
a. Mục đích giết người.
b. Động cơ giết người.
c. Hậu quả chết người. (Đ)
d. Lỗi cố ý.
27. Bộ luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
a. Pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam.
b. Pháp nhân thương mại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.
c. Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam.
d. Pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Việt Nam và không thuộc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết. (Đ)
28. Để được thừa nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải đang ở giai đoạn:
a. Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (chưa hoàn thành) (Đ)
b. Phạm tội chưa đạt hoặc tội phạm hoàn thành
c. Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (thuộc trường hợp chưa đạt vô hiệu)
d. Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (đã hoàn thành)
29. Đối với hành vi đã thực hiện, người sai lầm về pháp luật:
a. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đã thực hiện có các dấu hiệu cấu thành tội phạm. (Đ)
c. Luôn phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
30. Đối với các tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý:
a. Có thể xuất hiện giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu tội phạm đó là tội đặc biệt nghiêm trọng.
b. Không có các giai đoạn phạm tội. (Đ)
c. Có thể xuất hiện giai đoạn phạm tội chưa đạt.
d. Có thể xuất hiện một hoặc một số giai đoạn phạm tội cụ thể.
31. Trong đồng phạm, người có hành vi giúp sức là người:
a. Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người khác thực hiện tội phạm. (Đ)
b. Tổ chức những người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.
c. Cùng người khác trực tiếp thực hiện tội phạm.
d. Tác động đến người khác để họ thực hiện tội phạm.
32. Thủ đoạn nào sau đây không phải là thủ đoạn của tội hiếp dâm (Điều 141)?
a. Dùng vũ lực để giao cấu
b. Đe dọa dùng vũ lực để giao cấu
c. Lợi dụng người lệ thuộc mình để ép họ miễn cưỡng giao cấu (Đ)
d. Lợi dụng tình trạng không thể chống cự của người khác để giao cấu
33. Chủ thể của tội giết người là:
a. Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.
b. Người từ đủ 16 tuổi
c. Chủ thể thường (Đ)
d. Người từ đủ 14 tuổi.
34. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là…
a. Phương pháp tự thỏa thuận
b. Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng (Đ)
c. Phương pháp phục tùng
d. Phương pháp mệnh lệnh
35. Luật Hình sự Việt Nam cấm truy tội khách quan là biểu hiện của nguyên tắc nào?
a. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
b. Nguyên tắc hành vi
c. Nguyên tắc pháp chế
d. Nguyên tắc lỗi (Đ)