Luật Dân sự Việt Nam 2 EL13

Please follow and like us:

Luật Dân sự Việt Nam 2 EL13
Tham gia nhóm Zalo chia sẻ tài liệu tại đây

1. Bên có nghĩa vụ có quyền thực hiện nghĩa vụ…
a. Đúng thời hạn theo thỏa thuận. (Đ)
b. Sau thời hạn nếu như có lý do chính đáng
c. Bất cứ lúc nào nếu không thỏa thuận về thời hạn.
d. Trước thời hạn nếu bên có quyền yêu cầu
2. Việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng…
a. Là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
b. Là nơi có bất động sản nếu đối tượng hợp đồng là bất động sản
c. Có ý nghĩa trong việc giải thích hợp đồng. (Đ)
d. Có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
3. Đối tượng của nghĩa vụ…
a. Là công việc hoặc tài sản đáp phù hợp với quy định của luật (Đ)
b. Là công việc phải thực hiện và tài sản
c. Là các tài sản
d. Là công việc phải thực hiện và công việc không được thực hiện.
4. Nghĩa vụ là…
a. Một quan hệ pháp luật hình sự.
b. Một quan hệ pháp luật dân sự. (Đ)
c. Hành vi pháp lý đơn phương
d. Hợp đồng dân sự.
5. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ…
a. Là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền.
b. Là nơi mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng (Đ)
c. Là nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản nếu không có thỏa thuận nào khác.
d. Là nơi đối tượng của nghĩa vụ đang tồn tại.
6. Khi bên có nghĩa vụ là pháp nhân chấm dứt tồn tại…
a. Nghĩa vụ đó chấm dứt
b. Nghĩa vụ sẽ chấm dứt nếu nghĩa vụ chỉ dành cho pháp nhân thực hiện (Đ)
c. Nghĩa vụ không chấm dứt
d. Nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ không chấm dứt.
7. Bên nhận cầm cố…
a. Được cho người khác thuê tài sản cầm cố để bù trừ nghĩa vụ.
b. Được bán tài sản cầm cố cho người thứ ba
c. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu được bên cầm cố đồng ý. (Đ)
d. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố
8. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản…
a. Là thời điểm bên được để nghị ký vào hợp đồng.
b. Là thời điểm các bên đã ký nháy vào tất cả các trang của hợp đồng.
c. Là thời điểm bên đề nghị ký vào hợp đồng.
d. Là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng (Đ)
9. Mức lãi suất trong hợp đồng vay…
a. Là điều khoản cơ bản của hợp đồng vay.
b. Do các bên thỏa thuận.
c. Phải bằng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay.
d. Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất do luật định. (Đ)
10. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách…
a. Là công việc chuyên chở hành khách và hành lý từ địa điểm nọ đến địa điểm kia. (Đ)
b. Là hành khách và hàng hóa của hành khách mang theo.
c. Là hành khách được vận chuyển.
d. Là công việc bảo toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của hành khách.
11. Hợp đồng gia công…
a. Là hợp đồng thực tế
b. Là hợp đồng dịch vụ.
c. Là hợp đồng đơn vụ
d. Là hợp đồng có đền bù (Đ)
12. Khi bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ là cá nhân chết…
a. Nghĩa vụ sẽ chấm dứt nếu quyền yêu cầu đó gắn với nhân thân của người chết. (Đ)
b. Nghĩa vụ sẽ chấm dứt
c. Quyền yêu cầu đó sẽ được chuyển giao cho người thừa kế.
d. Nghĩa vụ vẫn không chấm dứt
13. Bù trừ nghĩa vụ…
a. Được áp dụng bởi Tòa án
b. Chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận.
c. Được thực hiện khi các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau và các nghĩa vụ cùng đến hạn. (Đ)
d. Được thực hiện các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
14. Tài sản thế chấp…
a. Phải là bất động sản.
b. Là bất động sản và động sản phải đăng ký
c. Có thể là động sản hoặc bất động sản (Đ)
d. Phải là động sản phải đăng ký quyền sở hữu
15. Khi giải thích hợp đồng theo mẫu…
a. Nếu có điều khoản bất lợi cho bên kia thì phải giải thích cho chiều hướng có lợi cho bên kia. (Đ)
b. Nếu có điều khoản được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo chiều hướng có lợi cho Nhà nước.
c. Nếu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu thì phải giải thích theo chiều hướng tăng trách nhiệm cho bên đưa ra hợp đồng theo mẫu.
d. Nếu có điều khoản không rõ ràng thì phải giải thích theo chiều hướng có lợi cho bên đưa ra hợp đồng theo mẫu.
16. Nếu bên mua chậm thanh toán tiền…
a. Phải trả lại tài sản mua bán cho bên bán tài sản.
b. Phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 (Đ)
c. Phải trả lãi theo lãi suất quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm chậm trả.
d. Chỉ phải trả số tiền chậm trả và không phải trả bất cứ khoản lãi nào.
17. Chủ thể nào phải chịu rủi ro đối với tài sản mua bán?
a. Do bên mua chịu.
b. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (Đ)
c. Bên bán phải chịu rủi ro đối với tài sản đem bán là bất động sản từ thời điểm giao kết hợp đồng
d. Do bên bán chịu.
18. Rủi ro đối với tài sản trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần…
a. Do bên mua phải chịu (Đ)
b. Không bên nào phải chịu.
c. Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng
d. Do bên bán phải chịu.
19. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba…
a. Bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi tài sản bảo đảm
b. Bên nhận bảo đảm có quyền ưu tiên thanh toán từ việc xử lý tài sản bảo đảm
c. Thì không thể thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản bảo đảm
d. Bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thanh toán từ việc xử lý tài sản bảo đảm (Đ)
20. Nghĩa vụ trả tiền…
a. Bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Đ)
b. Được thực hiện khi các bên xác lập quan hệ hợp đồng
c. Được thực hiện khi bên có quyền yêu cầu
d. Chỉ phát sinh khi từ hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
21. Nghĩa vụ được bảo đảm…
a. Chỉ có thể là nghĩa vụ hình thành trong tương lai
b. Chỉ có thể là nghĩa vụ hiện tại
c. Bao gồm nghĩa vụ hiện tại và nghĩa vụ hình thành trong tương lai
d. Có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. (Đ)
22. Tài sản bảo đảm…
a. Có thể là vật hoặc giấy tờ có giá
b. Có thể thuộc sở hữu của bên có quyền hoặc của người thứ 3 (Đ)
c. Phải thuộc sở hữu của bên có quyền
d. Chỉ có thể là vật
23. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba…
a. Kể từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm
b. Kể từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản
c. Kể từ thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản. (Đ)
d. Kể từ thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm
24. Giá trị của tài sản bảo đảm…
a. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm (Đ)
b. Có thể nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
c. Phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm
d. Phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm
25. Trong biện pháp thế chấp…
a. Tài sản thế chấp do bên thế chấp nắm giữ, quản lý. (Đ)
b. Tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp nắm giữ, quản lý.
c. Tài sản thế chấp phải là bất động sản
d. Tài sản thế chấp được giao cho người thứ ba nắm giữ, quản lý.
26. Phụ lục của hợp đồng…
a. Là hợp đồng độc lập riêng biệt.
b. Là hợp đồng phụ.
c. Là một bộ phận thống nhất của hợp đồng để quy định chi tiết các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết (Đ)
d. Là một bộ phận của hợp đồng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký kết
27. Nếu hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm, khi hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra thì bên có quyền…
a. Được chọn mức cao nhất giữa tiền bồi thường thiệt hại và tiền phạt vi phạm.
b. Được yêu cầu bên vi phạm nộp tiền phạt vi phạm. (Đ)
c. Được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại (nếu có) và nộp tiền phạt.
d. Tất cả phương án đều sai.
28. Bên nhận bảo đảm…
a. Được sử dụng tài sản bảo đảm trong thời hạn bảo đảm.
b. Chỉ được sử dụng tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm đồng ý. (Đ)
c. Không được sử dụng tài sản bảo đảm.
d. Chỉ có thể là cá nhân
29. Quyền của bên cầm cố…
a. Được cho thuê tài sản cầm cố
b. Chỉ được bán tài sản cầm cố khi được bên cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. (Đ)
c. Được bán tài sản cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
d. Được sử dụng tài sản cầm cố
30. Hợp đồng có điều kiện…
a. Là hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm
b. Là hợp đồng có thỏa thuận về điều khoản bồi thường thiệt hại
c. Vô hiệu khi điều kiện không xảy ra trên thực tế
d. Là hợp đồng mà việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định (Đ)
31. Nghĩa vụ được bảo đảm…
a. Là nghĩa vụ hình thành trong tương lai.
b. Có thể là nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ hình thành trong tương lai
c. Có thể là nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. (Đ)
d. Là nghĩa vụ hiện tại
32. Khi bên đặt cọc không chịu giao kết hợp đồng với bên nhận đặt cọc…
a. Tài sản đặt cọc sẽ thuộc sở hữu của bên nhận đặt cọc (Đ)
b. Tài sản đặt cọc được đem bán đấu giá
c. Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc.
d. Tài sản đặt cọc được mang bán đấu giá nếu là vàng.
33. BLDS năm 2015 quy định bao nhiêu biện pháp bảo đảm?
a. 08 biện pháp
b. 07 biện pháp
c. 06 biện pháp
d. 09 biện pháp. (Đ)
34. Tài sản bảo đảm…
a. Phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm
b. Phải có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm
c. Thuộc sở hữu của người có nghĩa vụ
d. Có thể thuộc sở hữu của bên bảo đảm hoặc của người thứ 3. (Đ)
35. Chi phí chuyển quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán…
a. Do thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì bên bán phải chịu (Đ)
b. Do bên bán phải chịu
c. Do bên mua phải chịu.
d. Do thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì bên mua phải chịu.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *