Khái niệm mục tiêu chiến lược? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược.
=> Mục tiêu chiến lược:
Mục tiêu là các chuẩn đích, là các thành quả mong đợi mà doanh nghiệp phấn đấu, theo đuổi đạt được trong một tương lai nhất định khi thực hiện Chiến lược. Mục tiêu Chiến lược thường có thời hạn thực hiện khá dài, cho nên nó thường trùng với mục tiêu dài hạn. Và thường có thời hạn khoảng 2, 5, 10 năm trở lên.
Mục tiêu được đề ra xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp nhưng nó phải được biểu thị một cách rõ ràng và cụ thể hơn, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài, bên trong mà doanh nghiệp đang đối diện, đồng thời phải đáp ứng được những nguyện vọng, mong muốn của các bên liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
=> Các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược:
- Chủ sở hữu của doanh nghiệp: Người quản lý phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước những người chủ sở hữu doanh nghiệp. Người chủ sở hữu thường quan tâm nhiều đến sự phát triển doanh nghiệp, đến lợi nhuận và sự tăng trưởng của vốn đầu tích lũy…trong mối quan hệ giữa tích lũy – tiêu dùng, trước mắt – lâu dài.
- Công nhân viên doanh nghiệp: Những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, họ thường quan tâm đến quyền lợi thiết thực của họ như: tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm, học hành …
- Khách hàng:Là những người đến với doanh nghiệp để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của họ. Họ luôn quan tâm đến những vấn đề như: giá cả, chất lượng dịch vụ, khả năng cung cấp sản phẩm, lợi ích trước mắt và lâu dài của sản phẩm, mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng…
- Cộng đồng xã hội: Bao gồm các lực lượng chính quyền, đoàn thể, giới trung gian… Họ thường đòi hỏi doanh nghiệp có sự quan tâm đúng mức đến các vấn đề như: ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phúc lợi cộng đồng, trách nhiệm kinh doanh, trách nhiệm xã hội…
Các nghiên cứu kết hợp giải quyết các yêu cầu khác nhau này trong một quan hệ biện chứng và thống nhất mới có thể lâu dài cho doanh nghiệp.
- Không đồng nhất mục tiêu do thành phần ảnh hưởng muốn
- Không đồng nhất trong nhóm
Nhóm trong cổ đông chẵn hạn, do nhu cầu của họ, hình thức họ mong nuốn. Nên phải phân loại thật kỹ nhóm trong và ngoài tổ chức, các mong nuốn bất thường, đòi hỏi lành mạnh.
- Bất đồng giữa các nhóm
Không có hậu quả tai hại lắm nhưng những nhà quản trị phải cân bằng yêu cầu giữa các nhóm.
- Quản trị các mâu thuẫn khi thành lập mục tiêu
* Sự phụ thuộc lẫn nhau của các mục tiêu và sự cạnh tranh các nguồn lực có hạn thường dẫn đến mâu thuẫn. Mâu thuẫn đó là sự bất đồng giữa hai hay nhiều bên về một số vấn đề nhất định. Việc đề ra các mục tiêu hằng năm thường đưa đến những mâu thuẫn vì các bộ phận, cá nhân khác nhau có những nhận thức và mong muốn khác nhau, các chương trình tạo ra áp lưc khác nhau,tính cách không tương hợp, khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới… và vì vậy, mâu thuẫn cần phải được quản trị và giải quyết thõa đáng vì lợi ích chung của tổ chức.
* Trong thực tế, để giải quyết mâu thuẫn, người ta có thể sử dụng một trong ba phương pháp chủ yếu sau:
– “Lãng tránh mâu thuẫn”: là những hành động bỏ qua hoặc phớt lờ những vấn đề bất đồng, với hy vọng mâu thuẫn sẽ qua đi hoặc sẽ tự được giải quyết hoặc tách rời những bộ phận, cá nhân có mâu thuẫn nhau.