Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước không có cùng nguồn luật điều chỉnh.

Please follow and like us:

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước không có cùng nguồn luật điều chỉnh.

2. Yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ liên quan tới chủ thể của hợp đồng.

3. Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể áp dụng trực tiếp các quy định trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

4. INCOTERMS là một loại điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

5. Các điều kiện giao hàng trong INCOTERMS là một phần của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Đáp án mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Tại đây

Câu 1: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước không có cùng nguồn luật điều chỉnh.
Khẳng định trên là Sai
Vì:
Luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Bởi mang tính chất “quốc tế” nên luật điều chỉnh các loại hơp đồng này không chỉ là luật pháp của nước đó mà của cả luật nước ngoài, cũng có thể là luật nước người bán, cũng có khi là luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp).

Câu 2: Yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ liên quan tới chủ thể của hợp đồng.
Nhận định trên là SAI
Vì:
tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định dựa trên các yếu tố:
(i) chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng là các bên có quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở ở các quốc gia khác nhau,
(ii) khách thể của hợp đồng (hàng hóa) ở nước ngoài,
(iii) căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài.

Câu 3:
– Nhận định trên là ĐÚNG
Vì:
PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
Ðiều 1:
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.
3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

Câu 4: SAI
Vì:
Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Đó là nhưng tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp. Nghĩa là bạn có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterms như những quy tắc tham khảo cho việc mua bán quốc tế.
Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.
Vậy có thể tóm lược 3 mục tiêu của Incoterms gồm:
1-Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng
2-Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán
3-Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

Câu 5. Các điều kiện giao hàng trong INCOTERMS là một phần của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế.
– Nhận định trên là ĐÚNG
Vì:
vì lợi ích mà bộ quy tắc này đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của Incoterms, thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *