ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY (3-4 tuổi)

Please follow and like us:

GIÁO ÁN

ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG CẢ NGÀY

Chủ đề: Con voi.

Lứa tuổi: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi).

Thời gian: Cả ngày.

 

  1. Đón trẻ – Thể dục sáng – Điểm danh (7h15 – 8h40)

  2. Mục đích – Yêu cầu:

  • Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến trường.
  • Tạo cho phụ huynh cảm giác yên tâm khi gửi con đến trường.
  • Cô nắm được tình hình sức khỏe các trẻ, cô chú ý đến trẻ yếu.
  • Cô phối hợp trao đổi với phụ huynh để có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp.
  • Giáo dục trẻ có thái độ, thói quen, nề nếp chào cô, chào ông bà, bố mẹ.
  • Giáo dục ý thức, kỷ luật cho trẻ, không tranh dành đồ chơi của nhau, biết nhường nhịn nhau khi chơi, chơi xong cất đồ dùng, đồ chơi đúng quy định.
  • Thông qua giờ thể dục sáng, trẻ được vận động, rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực.
  • Thông qua giờ điểm danh, cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo ăn chính xác cho nhà bếp.
  • Trẻ tìm hiểu về chủ đề: “Con voi”.
  1. Chuẩn bị:

  • Cô chuẩn bị khăn sạch, cốc sạch, nước uống.
  • Cô chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong ngày, ngoài đồ chơi có sẵn trong lớp, đồ chơi ở các góc, thì cô bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chủ đề “Con voi”.

III.  Tiến hành:

  1. Đón trẻ.

  • Cô đến trước 15 phút, mở cửa thông thoáng phòng, quét dọn vệ sinh trong lớp và hành lang sạch sẽ.
  • Cô ăn mặc gọn gàng đứng đón trẻ ở cửa lớp với thái độ ân cần, niềm nở, tạo cảm giác gần gũi thân mật giữa cô và trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào ông bà bố mẹ.
  • Nhắc trẻ cất đồ dùng (dép, mũ, balo…) đúng nơi quy định và cho trẻ vào phòng chơi đồ chơi với các bạn.
  1. Thể dục sáng.

  • Địa điểm: Ngoài sân.
  • Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu, đi các kiểu đi: đi thường => tàu lên dốc => đi thường => tàu xuống dốc => tàu đi thường => tàu chạy chậm => tàu chạy nhanh => tàu chạy chậm dần => tàu về ga.
  • Trọng động:

+  Hô hấp: Gà gáy.

+  Động tác tay: Hai tay đưa lên cao.

+  Động tác chân: Đứng khụy gối.

+  Động tác lườn: Quay người sang hai bên.

+  Động tác bật: Bật chụm tách chân.

  • Hồi tĩnh: Chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng: Trò chơi “Bung ba bung”.
  1. Điểm danh – Trò chuyện.

  • Ổn định cho trẻ ngồi ghế (hoặc ngồi sàn) theo đội hình chữ U.
  • Điểm danh dưới hình thức gọi tên theo sổ để nắm được sỹ số trẻ đến lớp và báo suất ăn cho nhà bếp.
  • Cô trò chuyện về chủ đề: “Con voi”.
  1. Hoạt động chung (8h40 – 9h20)

  • Tổ chức giờ học: Văn học: Đồng dao “Con vỏi con voi”.
  1. Hoạt động ngoài trời (9h20 –10h)

  • Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm: Baking soda.
  • Trò chơi: Rồng rắn lên mây.
  • Chơi tự do:Chóng chóng, xích đu, cầu trượt, bong bóng, xâu ông hút, bóng, bowling,… và các trò chơi trong sân trường.
  1. Mục đích – yêu cầu:

  2. Kiến thức:

  • Trẻ nhận biết được khi cho baking soda vào dầu sẽ xảy ra hiện tượng sủi bọt, phun trào.
  • Trẻ biết được hoạt động ngoài trời nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho trẻ và trẻ được hít thở không khí trong lành.
  • Trẻ biết chơi trò chơi: “Rồng rắn lên mây”.
  • Trẻ biết chơi tự do: Chơi với chong chóng, bong bóng, xâu ống hút, bóng, bolling,…
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ làm thành công thí nghiệm: “Pháo hoa màu sắc”.
  • Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi: “Rồng rắn lên mây”.
  • Trẻ rèn kỹ năng quan sát, chú ý lắng nghe.
  • Trẻ có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
  1. Thái độ:

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

  • Trẻ biết tuân thủ theo chỉ dẫn của cô khi ra hoạt động ngoài trời.
  • Trẻ biết đoàn kết, thân thiện với bạn, không tranh giành đồ chơi khi chơi.
  • Giáo dục tính ham học hỏi, có ý thức tổ chức, kỉ luật và tinh thần tập thể.
  1. Chuẩn bị:

  • Địa điểm: Ngoài sân trường.
  • Đồ dùng thí nghiệm: Cốc, dầu ăn, phẩm màu, viên C sủi, nước, khăn lau tay.
  • Đồ chơi tự do: Bóng, chong chóng, lọ thổi bong bóng, ống hút, dây xâu, chai nước chơi bowling.
  • Trang phục: Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng phù hợp với thời tiết.
  • Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm “Pháo hoa màu sắc”

– Các con ơi!

– Cô đâu! Cô đâu!

– Hôm nay cô đã chuẩn bị rất là nhiều cốc, các con có biết những chiếc cốc này đựng cái gì không nào?

– Chúng mình có biết hôm nay cô chuẩn bị những thứ này để làm gì không?

– À đúng rồi! Hôm nay cô và chúng mình sẽ cùng nhau làm thí nghiệm “Pháo hoa sắc màu” chúng mình có thích không?

* Bây giờ chúng mình cùng nhau quan sát cô làm thí nghiệm để xem điều gì sẽ xảy ra nhé!

– Đầu tiên cô đổ dầu ăn vào cốc có nước (dầu ăn nhiều gấp đôi nước)

– Sau đó cô nhỏ phẩm màu vào cốc.

– Cuối cùng là cô thả viên C sủi vào cốc.

– Chúng mình nhìn xem điều gì xảy ra đây?

– À rất là giống pháo hoa phải không nào? Chúng mình có thấy đẹp không? Bây giờ chúng mình có muốn tự làm thí nghiệm này không nào?

* Trẻ làm thí nghiệm (trong lúc trẻ làm thí nghiệm cô quan sát, hướng dẫn trẻ).

– Trẻ làm thí nghiệm xong cô cho trẻ xúm xít lại và trò chuyện với trẻ.

+ Chúng mình vừa được làm thí nghiệm gì?

+ Chúng mình đã sử dụng những nguyên liệu gì?

– Cô nhận xét: Hôm nay chúng mình làm thí nghiệm rất là giỏi chiều về chúng mình nhớ khoe với ông bà, bố mẹ là hôm nay mình được tự tay làm thí nghiệm “Pháo hoa màu sắc” nhé!

2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Rồng rắn lên mây”.

– Giới thiệu tên trò chơi: Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi. Trò chơi đó có tên là: “Rồng rắn lên mây”.

– Cách chơi: Cô sẽ làm thầy thuốc còn chúng mình sẽ nối đuôi nhau thành 1 hàng dài tay người sau nắm vạt áo người trước rồi đi vòng tròn quanh sân vừa đi vừa đọc:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà điểm binh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Khi đến câu: “Có nhà hay không?” thì chúng mình dừng lại trước mặt “Thầy thuốc”, “Thầy thuốc” có thể trả “có” hoặc “không”. Nếu “Thầy thuốc” trả lời “không” thì chúng mình sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “Thầy thuốc” trả lời “có” thì chúng mình trả lời những câu hỏi của “Thầy thuốc”.

Trẻ: Cho tôi xin ít lửa

Thầy thuốc: Lửa làm gì?

Trẻ: Lửa kho cá

Thầy thuốc: Cá mấy khúc

Trẻ: Cá ba khúc

Thầy thuốc: Cho ta xin khúc đầu

Trẻ: Cục xương cục xẩu

Thầy thuốc: Cho ta xin khúc giữa

Trẻ: Cục máu cục me

Thầy thuốc: Cho ta xin khúc đuôi

Trẻ: Tha hồ mà đuổi

– Luật chơi: Sau câu: “Tha hồ mà đuổi”, “Thầy thuốc” chạy đuổi bắt cho được khúc đuôi (trẻ cuối cùng), cố đứng đầu nhóm dang tay che chở cho các trẻ khác không bị bắt. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì trẻ đó sẽ không được chơi một lần chơi.

– Tổ chức cho trẻ chơi: Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

– Nhận xét: Chúng mình vừa được chơi trò gì nhỉ? Chúng mình chơi có vui không?

3.Hoạt động 3: Chơi tự do

– Cô khoanh vùng chơi, nhắc trẻ không được ra khu vực chơi của lớp mình.

– Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi cho các con như: Bóng, chong chóng, lọ thổi bong bóng,… Bây giờ ai thích chơi đồ chơi nào thì ra lấy và chơi theo ý thích của mình nhé!

– Các con nhớ khi chơi phải để ý cẩn thận và không được dành đồ chơi với bạn nhé!

4.Hoạt động 4: Kết thúc

– Cô tập trung trẻ hướng dẫn cất đồ chơi.

– Nhận xét, kiểm tra sĩ số, cho trẻ vào lớp rửa tay, uống nước chuẩn bị vào giờ hoạt động góc.

 

 

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ quan sát cô làm thí nghiệm.

 

 

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

– Trẻ làm thí nghiệm.

 

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chơi trò chơi: “Rồng rắn lên mây”.

 

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ về góc chơi mình thích.

  1. Hoạt động góc (10h – 10h45)

  • Nội dung chơi ở các góc

  • Góc tạo hình (Góc trọng tâm): Trang trí con voi, tô màu con voi, nặn con voi.
  • Góc xây dựng: Xây vườn bách thú.
  • Góc phân vai: + Nấu ăn

+ Bán hàng: Bán các con vật.

  • Góc học tập: Ôn nhóm có số lượng 5.
  • Góc sách truyện: Xem tranh, ảnh về chuyện: chú voi con, chú voi chăm chỉ, chú voi tốt bụng,..
  1. Mục đích – Yêu cầu:

  2. Kiến thức:

  • Thỏa thuận nhu cầu chơi của trẻ.
  • Tạo môi trường trải nghiệm để phát triển vốn hiểu biết của trẻ về con vật (con voi).
  • Giúp trẻ yêu mến con voi hơn.
  • Góc tạo hình: Trẻ biết tô màu con voi, nặn con voi, trang trí con voi.
  • Góc xây dựng: Trẻ biết xây nhà, xây chuồng cho động vật.
  • Góc phân vai:

+ Trẻ biết xác định vai chơi và các hành động vai chơi phù hợp với chủ đề

+ Góc nấu ăn: Trẻ biết tạo ra các món ăn ngon và cách sắp xếp đồ chơi gọn gàng.

  • Góc học tập: Trẻ tập đếm, thêm bớt, tách gộp,…
  • Góc sách truyện: Trẻ biết công dụng của chú voi.
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ có kỹ năng thể hiện vai chơi phù hợp.
  • Trẻ có kỹ năng tô màu, trang trí, kỹ năng nặn.
  • Trẻ có kỹ năng xây vườn bách thú.
  • Trẻ biết đề xuất ý tưởng, biết tổ chức, bàn bạc, thống nhất chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi.
  • Trẻ có kỹ năng thêm bớt, tách gộp.
  • Trẻ học chú voi chăm chỉ và tốt bụng hơn.
  1. Thái độ

  • Trẻ hứng thú với hoạt động góc.
  • Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể.
  • Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau, không giành đồ chơi, vai chơi với bạn.
  • Trẻ biết lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
  1. Chuẩn bị:

  • Địa điểm: Trong lớp tại các góc chơi.
  • Đồ dùng, đồ chơi:
  1. Góc tạo hình:
  • Tranh con voi, đất nặn, màu sáp, keo dán, giấy màu.
  1. Góc xây dựng:
  • Gạch, sỏi, cây, các con vật.
  1. Góc phân vai:
  • Góc nấu ăn: Xoong, nồi, bếp,.. bàn nhỏ để chế biến thức ăn, đồ dùng chế biến thức ăn.
  • Góc bán hàng: Các con vật: Voi, hổ, sư tử, lạc đà,..
  1. Góc học tập:
  • Các bài tập đếm, thêm bớt, tách gộp.
  1. Góc sách truyện:
  • Truyện chú voi con, voi con chăm chỉ, chú voi tốt bụng,…
  • Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.     Hoạt động 1: Ổn định, trò truyện, thỏa thuận trước khi chơi.

–         Tuần này chúng mình đang học dự án gì?

–         Với dự án con voi vậy chúng mình quan sát xem ở góc tạo hình có gì đặc biệt?

–         À ở góc tạo hình cô đã chuẩn bị rất nhiều bức tranh hình chú voi để cho chúng mình tô màu và trang trí con voi thật là đẹp. Ngoài ra cô còn chuẩn bị thêm đất nặn để chúng mình nặn hình con voi đấy

–         Bạn nào thích chơi ở góc tạo hình?

–         Con định tô chú voi như thế nào?

+ Đầu chú voi con tô màu gì?

+ Trên đầu chú voi con thích bộ phận nào nhất?

+ Con có định tô cái vòi màu khác để cái voi được nổi bật nhất không?

+ Thân của chú voi con tô màu gì?

–         Con thích trang trí con voi như thế nào?

–         Cô đã chuẩn bị rất nhiều giấy màu để chúng mình trang trí con voi thật là đẹp đấy!

–         Với dự án con voi thì ở góc xây dựng chúng mình thích xây cái gì?

–         Vậy hôm nay chúng mình sẽ xây vườn bách thú nhé!

–         Bạn nào đã đi vườn bách thú rồi?

–         Trong vườn bách thú có những gì?

+ Các bác xây dựng phân công nhau làm những cong việc gì?

+ Các bác xây dựng sẽ xây vườn bách thú thật đẹp nhé!

–         Những bạn nào thích chơi ở góc nấu ăn?

+ Các bác đầu bếp sẽ nấu món gì?

+ Để nấu được các món ăn ngon thì các bác đầu bếp phải đi đâu để mua nguyên liệu thực phẩm?

Để nấu được các món ăn ngon thì các bác đầu bếp phải đi chợ mua đồ dùng chế biến thức ăn đấy! Còn những bạn nào bán hàng thì phải bày hàng và mời chào khách hàng nhé!

–         Ngoài ra còn có góc học tập và góc sách truyện nữa đấy! Ai muốn chơi ở góc nào thì về góc đó chơi nhé! Và trước khi chơi chúng mình phải làm gì?

+ Đúng rồi trước khi chơi chúng mình không tranh dành đồ chơi, phải đoàn kết khi chơi. Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào!

2.     Trẻ hoạt động chơi.

–         Cô bao quát, quan sát trẻ trong khi chơi để nắm bắt được ý định, kinh nghiệm, kỹ năng chơi, thái độ chơi của trẻ, từ đó cô lựa chọn biện pháp tác động giúp đỡ trẻ cho phù hợp. Ngoài ra cô còn phát hiện tình huống và xử lý tình huống kịp thời cho trẻ.

3.     Nhận xét sau khi chơi, kết thúc.

–         Cô quan sát nhóm nào hoàn thành xong công việc thì cô nhận xét trước, cô lại gần trò chuyện về nội dung, hành động chơi và sản phẩm chơi của trẻ

–         Cô gợi ý để trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

+ Góc tạo hình: Bức tranh của con làm như thế nào? Con hãy đặt tên cho bức tranh của mình.

+ Bạn nào đã trang trí chú voi to này? Bạn nào trang trí chú voi nhiều nhất? Con trang trí chú voi bằng nguyên liệu gì?

+ Ai đã nặn những chú voi xinh xắn kia thế? Con nặn như thế nào?

+ 3 hoạt động ở góc tạo hình: Tô màu con voi, trang trí con voi và nặn con voi thì con thích nhất hoạt động nào?

–         Cứ như vậy cô đi hết lượt, kết thúc ở từng góc chơi.

–         Cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

–         Sau đó tập trung trẻ và nhận xét chung giờ chơi rồi chuyển hoạt động

 

 

– Trẻ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chơi hoạt động góc.

 

 

 

– Trẻ trả lời.

  1. Tổ chức vệ sinh – Ăn trưa (10h45 – 11h45).

  2. Vệ sinh trước khi ăn (10h45 – 11h15).

  3. Mục đích – Yêu cầu:

  4. Kiến thức:

  • Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ biết rửa tay, lau mặt đúng cách.
  • Ý thức tự giác, trẻ vui vẻ, thoải mái trước khi ăn.
  1. Chuẩn bị:

  • Nước rửa tay, khăn lau mặt, khăn khô lau tay.
  1. Tiến hành:

  • Cho trẻ lấy ghế về bàn ngồi.
  • Cô gọi từng bàn xếp hàng đi vệ sinh theo tổ.
  • Cho trẻ tự rửa tay, tự lau mặt, rửa tay lau mặt xong trẻ lau tay cho khô (cô chú ý nhắc nhở khi trẻ thực hiện chưa đúng kỹ năng).
  • Trẻ về bàn ngồi.
  1. Ăn trưa (11h15 – 11h50)

  2. Mục đích – Yêu cầu:

  3. Kiến thức:

  • Cung cấp năng lượng và đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.
  • Tạo cho trẻ thói quen lễ phép như: Mời cô, mời bạn ăn cơm.
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ biết một số kỹ năng khi ăn: Tự xúc cơm.
  • Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào đĩa, không nói chuyện khi ăn.
  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân.
  1. Thái độ:

  • Trẻ thoải mái, vui vẻ khi ăn.
  • Trẻ ăn hết suất.
  1. Chuẩn bị:

  • Số bát bằng số trẻ (dư 1 hoặc 2 bát, thìa).
  • Bát to chia cơm, canh cho từng bàn.
  • Khay bê cơm, khay đựng cơm rơi, vãi đủ cho từng bàn.
  • Khăn khô, sạch lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn.
  • Nước uống và cốc cho trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn.
  1. Tiến hành:

  • Khi trẻ ngồi vào bàn, cô A quản trẻ, cô B và cô C lấy bát, thìa, đồ ăn.
  • Cô A giới thiệu tên món ăn, nhắc trẻ mời cô, mời bạn ăn cơm.
  • Cô B chia thức ăn mặn ra từng bát to theo định suất 1 bát to cho 8 trẻ, sau đó cô chia thức ăn vào các bát cơm cho trẻ (8 bát).
  • Cô gọi bạn bàn trưởng lên bê cơm về từng bàn cho bạn.
  • Cô lấy mỗi bàn 1 bát cơm to và 1 bát canh to để trẻ ăn bát 2.
  • Trong khi trẻ ăn, cô bao quát, quan sát, nhắc nhở trẻ không nói chuyện khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, khi ăn cơm bị rơi cơm ra ngoài thì phải nhặt bỏ vào khay.
  • Khi ăn xong, cô nhắc trẻ đi cất bát, thìa, ghế và lau miệng. Sau đó nhắc trẻ uống nước, súc miệng, đi vệ sinh và ngồi đúng nơi quy định.
  • Cô B và cô C dọn bàn ghế gọn gàng sạch sẽ, quét nhà, lau nhà, cất bát, thìa xuống nhà bếp.
  1. Giờ ngủ trưa (11h50 – 14h20).

  2. Mục đích – yêu cầu:

  3. Mục đích:

  • Đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi sau giờ hoạt động, trẻ đi ngủ đủ giờ và ngủ đủ giấc.
  • Trẻ được về trạng thái bình thường để có năng lượng hoạt động chiều.
  1. Yêu cầu:

  • Trẻ không nói chuyện, nằm ngủ đúng tư thế.
  1. Chuẩn bị:

  • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ.
  • Trải chiếu (đệm), chăn, gối.
  • Tắt đèn, buông rèm để ánh sáng dịu nhẹ.
  • Tiến hành:

  • Cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
  • Cô cho trẻ vào chỗ ngủ và sắp xếp chỗ ngủ cho hợp lý: trẻ khó ngủ nằm cạnh trẻ dễ ngủ để trẻ khó ngủ nhanh đi vào giấc ngủ, nhắc trẻ không đùa, không nói chuyện trong giờ ngủ.
  • Khi trẻ đã ngủ, cô B và cô C thay nhau thức trông trẻ, sửa tư thế cho trẻ, cô bao quát và có tác động kịp thời các tình huống.
  • Đến giờ dậy, cô mở dần cửa, bật điện, trẻ nào thức trước cho dậy làm vệ sinh trước.
  • Khi trẻ đã dậy hết, cô nhắc trẻ thu dọn chỗ ngủ, đi vệ sinh, cô chải đầu tóc, quần áo gọn gàng cho trẻ.
  1. Vệ sinh – Vận động nhẹ – Ăn quà chiều (14h20 – 15h).

  2. Vệ sinh – Vận động nhẹ (14h20 – 14h30).

  3. Mục đích – Yêu cầu:

  4. Kiến thức:

  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh sau khi ngủ dậy.
  • Trẻ biết vận động chân tay cho tỉnh táo.
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ biết cách chơi trò chơi taxi, nu na nu nống.
  • Rèn kỹ năng tự chăm sóc bản thân.
  1. Thái độ:

  • Trẻ thấy thoải mái sau giấc ngủ trưa.
  1. Chuẩn bị:

  • Khăn lau mặt.
  • Nước và cốc cho trẻ uống nước.
  1. Tiến hành:

  • Tổ chức dọn dẹp phòng ngủ.
  • Nhắc trẻ đi vệ sinh.
  • Cô chải đầu, tóc cho các bạn gái.
  • Cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo trò chơi: taxi, nu na nu nống.
  • Sau đó cho trẻ lấy ghế, ngồi vào bàn, lau mặt.
  1. Ăn quà chiều (14h30 – 15h).

  2. Mục đích – Yêu cầu:

  3. Kiến thức:

  • Cung cấp thêm năng lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tạo cho trẻ thói quen lễ phép như: mời cô, mời bạn ăn quà chiều.
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ biết một số kỹ năng khi ăn: tự xúc,…
  • Biết nhặt thức ăn rơi vào đĩa.
  1. Thái độ:

  • Trẻ thoải mái, vui vẻ khi ăn.
  • Trẻ ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn.
  1. Chuẩn bị:

  • Cô cùng trẻ kê bàn, trẻ lấy ghế và ngồi vào bàn (2 bàn ghép đôi 8 trẻ ngồi).
  • Số bát, thìa bằng số trẻ (dư 1 hoặc 2 bát thìa).
  • Khay bỏ thức ăn, khay đựng thức ăn rơi vãi.
  • Khăn khô sạch lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn.
  • Nước và cốc cho trẻ uống sau ăn.
  1. Tiến hành:

  • Cô A quản trẻ.
  • Cô B và cô C chia thức ăn cho trẻ, mỗi trẻ một bát,
  • Cô A giới thiệu món ăn và mời trẻ ăn.
  • Trong khi cô quan sát động viên trẻ ăn hết suất của mình, nhắc trẻ khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn.
  • Ăn xong nhắc trẻ cất bát thìa vào đúng nơi quy định. Sau đó cho trẻ lau miệng, uống nước, cô cất bàn, trẻ cất ghế.
  • Cô B, C lau bàn, quét nhà, lau sàn nhà, hành lang sạch sẽ, giặt khăn, rửa cốc.
  1. Hoạt động chiều (15h – 16h30).

  • Bài hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”.
  • Thơ: “Con voi”.
  1. Mục đích – Yêu cầu:

  2. Kiến thức:

  • Trẻ biết công dụng của con voi.
  1. Kỹ năng:

  • Trẻ thuộc lời bài hát; đọc thơ rõ ràng, mạch lạc.
  1. Thái độ:

  • Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
  1. Chuẩn bị:

  • Bài hát, thơ về con voi.
  • Tiến hành:

  • Cho trẻ ổn định chỗ ngồi.
  • Cô cho trẻ hát và đọc thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *