Điểm khác nhau chủ yếu của của Luận cương chính trị (tháng 10 – 1930) trong việc sắp xếp lực lượng cách mạng so với cương lĩnh chính trị (tháng 2 – 1930)? Vì sao chủ trương này là sự trở lại tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mà Người đã nêu lên ở hội nghị thành lập đảng

Please follow and like us:

Điểm khác nhau chủ yếu của của Luận cương chính trị (tháng 10 – 1930) trong việc sắp xếp lực lượng cách mạng so với cương lĩnh chính trị (tháng 2 – 1930)? Vì sao chủ trương này là sự trở lại tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mà Người đã nêu lên ở hội nghị thành lập đảng (Viết khoảng 10 – 15 dòng)

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ sáu (tháng 11-1939), Hội nghị lần thứ bảy (tháng 11-1940) và Hội nghị lần thứ tám (tháng 5-1941). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.
Như vậy chủ trương nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đưa lên hàng đầu. Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phátxít Pháp – Nhật. Bởi “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và sự tự do cho nhân dân.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *