Chứng từ vận tải

Please follow and like us:

1. Ý nghĩa kinh tế của vận đơn đường biền (B/L)
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.
– Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết bởi hai bên, nêu rõ nội dung, điều khoản của hợp đồng đó. Đồng thời B/L cũng chính thức xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng, và quan hệ pháp lý của người vận tải và người nhận hàng.
– B/L được xem như là biên lai xác nhận của nhận của người vận tải cho người chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình B/L hợp lệ đầu tiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. Cũng chính vì vậy, B/L rất quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ trong các giao dịch ngoại thương.
– B/L là chứng từ xác nhận quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi trên nó. Tương ứng với việc, nó có thể có giá trị như một loại giấy tờ dùng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.
2. Vận đơn đường biển gồm những loại nào?
a. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L)
Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L)
b. Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
c. Căn cứ tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa:
– Vận đơn gốc (Original B/L)
– Vận đơn bản sao (Copy B/L)
d. Căn cứ vào tính lưu thông: Vận đơn gồm ba loại:
– vận đơn đích danh (straight B/L),
– vận đơn theo lệnh (B/L to order of), và
– vận đơn vô danh (to bearer B/L)
e. Căn cứ vào phương thức thuê tàu:
– Vận đơn tàu chợ (Liner B/L)
– Vận đơn tàu chuyến (Voyage charter B/L)
f. Căn cứ vào hành trình chuyên chở:
– Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
– Vận đơn chở suốt (Through B/L)
3. Phân biệt vận đơn đường biển và biên lai gửi hàng đường biển?
– Vận đơn đường biển, (Viết tắt là B/L – Bill Of Lading) Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
– Biên lai gửi hàng đường biển:
Nó không có chức năng giống như vận đơn, được sử dụng trong trường hợp 2 bên có mối quan hệ tin cậy.
Khi Nhận hàng phải chứng minh đúng là người nhận trên Manifest.
Không chuyển nhượng được.
Không đảm bảo an toàn cho hàng hóa, có thể gặp khó khăn trong thanh toán hoặc khi làm thủ tục Hải quan.
4. Trình bày hiểu biết về vận đơn đường không?
– Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng vận chuyển bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển. Chứng từ hàng không có thể có các tiêu đề: Air Waybill, Air Consignment Note, House Air Waybill, Air Transport Document…
+ Hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay thường đến trước chứng từ, do chứng từ phải được xử lý qua ngân hàng và qua bưu điện. Vì vậy, khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không chỉ có hai chức năng: là biên lai nhận hàng của hãng hàng không ký phát cho người gửi hàng, là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở giữa hãng hàng không và chủ hàng. Vận đơn hàng không KHÔNG phải là chứng từ sở hữu hàng hóa
+ Thông thường, một bộ vận đơn hàng không gồm ít nhất 3 bản gốc: bản thứ nhất được lưu giữ tại đại lý phát hành (Issuing Agent), bản thứ hai được gửi cùng hàng hóa để giao cho người nhận hàng, bản thứ ba giao cho người gửi hàng
+ Khác với vận đơn đường biển, trên vận đơn hàng không không ghi cụm từ “Đã bốc hàng” – “On board”, chỉ cần ghi “Đã nhận hàng để chở” – “Accepted for carriage”.
5. Chứng từ vận tải nào được sử dụng phổ biến nhất ? tại sao ?
Trong số các chứng từ vận tải, vận đơn đường biển có vai trò nổi bật nhất và được sử dụng nhiều nhất bởi chức năng sở hữu hàng hóa và chuyên chở bằng đường biển chiếm tới 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *