Chu trình thủy văn Thời tiết khắc nghiệt tác động tới du lịch sinh thái

Please follow and like us:

Thời tiết khắc nghiệt tác động tới du lịch sinh thái

Thủy văn học là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái Đất, và vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước

– Vòng tuần hoàn nước: Nước từ đại dương bốc hơi tạo nên các đám mây. Các đám mây này khi bay vào đất liền và sinh ra mưa. Nước mưa chảy vào các hồ chứa, các con sông, hoặc các tầng ngậm nước. Sau đó, nước trong các hồ chứa, các con sông và các tầng ngậm nước bốc hơi trở lại bầu khí quyển hoặc là chảy ra lại đại dương, kết thúc một vòng tuần hoàn.

Hệ thống thủy văn rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu. Nhiệt độ tăng cao đẩy nhanh chu kì thủy văn. Sự thay đổi  trong chu trình thủy văn làm thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy => gia tăng hạn hán và lũ lụt

Sự thay đổi chu trình thủy văn ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nguồn nước ngọt=>tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và chức năng của hệ thống thủy vực

  • Tác động tiêu cực tới du lịch sinh thái

Thay đổi chu trình thủy văn làm lượng nước lên và xuống không đều đặn, gây ảnh hưởng đến việc cung ứng nước để sản xuất và tạo ra thủy điện. Chu trình thủy văn thay đổi khiến lượng nước tăng lên làm ngập úng rừng, đe dọa đến hệ sinh thái…………..

II/ Biến đổi thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới du lich sinh thái.    

 Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ “nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.

Tác động đến DLST: Khi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta không nói đến việc nhiệt độ mùa hè năm nay nóng hơn năm ngoái, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người.

1.Những đợt nắng nóng gay gắt

Đợt nắng nóng quét qua Châu Âu hồi năm 2003 đã làm thiệt mạng khoảng 35 ngàn người. Đó thật sự là dấu hiệu đáng báo động của những thay đổi ngày càng tồi tệ của khí hậu.

Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng làm mất đi một số rừng sinh thái, dẫn đến mất đi một vài khu du lịch sinh thái làm ảnh hướng đến du lịch

  1. Bão lụt và hạn hán . Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.

Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.

=> Bão lụt và hạn hán gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, gây ảnh hưởng đến nguồn lương thực , gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Không những thế gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường làm suy giảm việc đi du lịch

  1. Mất đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Và dĩ nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.

  1. Các hệ sinh thái bị phá hủy
    Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.

Mất đa dạng sinh học dẫn đến hệ sinh thái bị phá hủy gây ảnh hưởng đến môi trường làm khu sinh thái bị suy giảm, dẫn đến việc giảm đi một lượng lớn khu du lịch sinh thái

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *