Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật bản và giải pháp khắc phục? (liên hệ với một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể)

Please follow and like us:

Câu hỏi: Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật bản và giải pháp khắc phục? (liên hệ với một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể)

Những thành công: Theo số liệu thống kê được công bố gần đây của Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2013 đạt  24,3 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2012. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này 13,65 tỷ USD hàng hóa, cao hơn 4,5 điểm % so với kết quả của một năm trước đó. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có xuất xứ từ Nhật Bản đạt trị giá 11,61 tỷ USD, hầu như không thay đổi so với năm 2012. Nhật Bản hiện là đối tác xuất nhập khẩu lớn thứ hai của việt Nam ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc. Trong quí I đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 3,66 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 3/2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt trên 1,39 tỷ USD tăng 29,8% so với tháng trước. Những mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong ba tháng đầu năm 2014 tiếp tục gồm: hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm, giày dép các loại … Trong đó, dầu thô là mặt hàng vươn lên đứng đầu về kim ngạch với 618,64 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là hàng dệt may với trị giá đạt 589,52 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng xếp thứ ba về kim ngạch với trị giá đạt 501,22 triệu USD, tăng 22,1% so với tháng cùng kỳ. Đáng chú ý, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tuy kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 4,9 triệu USD nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt lên hơn cả, tăng 60,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong những năm gần đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn ở trạng thái xuất siêu (thặng dư) trong buôn bán với Nhật Bản. Năm 2011, nước ta xuất siêu 0,4 tỷ USD; chuyển sang năm 2012 con số này đã là 1,5 tỷ USD và năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nhật Bản trị giá 2,04 tỷ USD, tăng mạnh 39% so với con số ghi nhận được trong năm 2012.

Những hạn chế: rong những năm qua, tuy có những bước tăng trưởng khả quan và đáng ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị trường lớn nhất thế giới này. Theo nguốn số liệu được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố vào giữa tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2012 của Nhật Bản sang tất cả các nước, vùng lãnh thổ đạt gần 799 tỷ USD, trong khi đó con số thống kê nhập khẩu hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD. Như vậy, trị giá hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường đầy tiềm năng này vẫn chỉ chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chưa đến 2%.. Theo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, hàng nông sản và thực phẩm qua chế biến của Việt Nam chỉ chiếm 0,3% thị phần nước này. Mặt hàng thế mạnh của chúng ta là đồ gia dụng (kim loại, gốm sứ, đồ thủy tinh, tráng men, hàng may mặc…) cũng mới lên đường tới xứ sở Phù Tang một cách dè dặt.

Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu hàng đầu trên thế giới, với trên 50% lượng hàng nhập từ các nước khác, có những mặt hàng phải nhập 90-100% từ nước ngoài. Đặc biệt là các hàng rau quả, nông sản, hằng năm Nhật phải nhập trên 3 tỉ USD.

Thế nhưng, Việt Nam gần như vẫn chưa chen chân được vào thị trường này. Theo ông Ken Arakawa, Tổng Giám đốc siêu thị Hà Nội – Seiyu, nguyên nhân chính là hầu hết các doanh nghiệp Việt đều thiếu thông tin, không nắm được nhu cầu về hàng hóa và thị hiếu người tiêu dùng Nhật, cũng như những qui định về quản lý nhập khẩu của nước này. Chính điều đó đã làm giảm khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mặt khác, hàng của Việt Nam chất lượng chưa cao, mẫu mã không hấp dẫn. Một số sản phẩm chưa có thương hiệu riêng để thể hiện hình ảnh đặc trưng của sản phẩm Việt Nam. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa tốt.

Hiện nay, tại Tokyo và các thành phố lớn của Nhật Bản như Osaka, Nagoya, Yokohama…, do vấn đề thời gian nên đang có hai xu hướng mua sắm mới mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý. Thứ nhất là bán hàng qua bưu điện, bằng card, khách hàng sẽ dựa trên catalogue hàng mẫu để lựa chọn. Thứ hai, hình thức bán hàng trên Internet cũng đang rất phổ biến tại Nhật. Tuy nhiên hàng hóa phải thay đổi mẫu mã liên tục, luôn mang kiểu dáng mới bởi đối tượng khách hàng phần lớn là nữ.

Ông Ken Arakawa cho biết: “Hàng may mặc của Việt Nam hiện chiếm thị phần không lớn tại Nhật, lại phải đối đầu mạnh mẽ với hàng may mặc của Trung Quốc, cả về mẫu mã, chất lượng lẫn giá cả. Chính vì vậy các doanh nghiệp may Việt Nam nên sản xuất theo mẫu mã của người Nhật, màu sắc, thiết kế… cũng phải cải tiến hơn nữa so với hiện nay.

Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cũng đề nghị, Việt Nam nên thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại Nhật Bản, tham gia thường xuyên các kỳ hội chợ triển lãm được tổ chức ở nước này. Thông qua các kênh trên, sản phẩm sẽ được giới thiệu đến người tiêu dùng xứ sở hoa anh đào.

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *