Chính sách thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế của Singapore. Bài học kinh nghiệm cho VN

Please follow and like us:

Câu hỏi: Chính sách thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế của Singapore. Bài học kinh nghiệm cho VN.

Mô hình chính sách:Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc điều chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn mạnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu.

7.1. Chính sách thương mại quốc tế.

  1. Giai đoạn 1965 – 1990.

Chính sách thương mại quốc tế của Singgapore trong giai đoạn này chủ yếu được áp dụng theo mô hình tự do hóa thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.

Các biện pháp thực hiện:

– Thực hiện chính sách miễn giảm thuế cụ thể là thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất, máy móc thiết bị và tiến hành giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Đối với các doanh nghiệp bình thường: thuế thu nhập là 40%.

+ Đối với các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu > = 100000 USD/năm thì thuế là 4%/năm.

– Thực hiện chính sách cung cấp vốn tín dụng ưu đãi và hỗ trợ bảo hiểm xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Thành lập cục xúc tiến thương mại năm 1983 nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và chính phủ, và giữa doanh nghiệp với #h hàng nước ngoài.

– Tích cực thực hiện các biện pháp, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

Các đối tác thương mại chủ yếu của Singapore trong thời kỳ này là các nước phát triển tiêu biểu là Nhật Bản, các nước Tây Âu và Hoa Kỳ.

  1. Giai đoạn 1991 đến nay.

– Chính phủ Singapore tiếp tục thực hiến các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu của thời kỳ trước đồng thời chú trọng hơn việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại trong khối mậu dịch tự do AFTA

– Chính sách thương mại quốc tế của Singapore thời kỳ này được thực hiện theo hướng đa dạng hóa thị trường vừa khai thác thị trường các nước phát triển vừa khai thác thị trường các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

7.2. Chính sách đầu tư quốc tế.

  1. Giai đoạn 1965 – 1990.

– thực hiện chính sách miễn thuế khai thác tài nguyên và thuế bản quyền đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và lĩnh vực nghiên cứu phát triển.

– Cho phép nhà đầu tư tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

– Cho phép nhà đầu tư sử dụng lao động nước ngoài trong quá trình triển khai dự án.

– Chính phủ tích cực thực hiện các khoản đầu tư trong các chương trình đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và doanh nghiệp trong nước nói chung.

Các đối tác đầu tư chủ yếu của Singapore trong thời kỳ này là các nước có công nghệ nguồn và các nền kinh tế phát triển.

  1. Giai đoạn 1991 đến nay.

– Kết hợp hoàn thiện giữa chính sách khuyến khích thu hút FDI với chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

– Cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-Thành lập câu lạc bộ của các nhà đầu tư ra nước ngoài nhằm tăng cường tính liên kết và hỗ trợ lẫn nhau khi triển khai hoạt động đầu tư cùng một thị trường.

– Tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa… cho các nhà đầu tư để giúp họ có thể hạn chế rủi ro và nhanh chóng lựa chọn được thị trường phù hợp.

7.3. Bài học kinh nghiệm cho VN.

   * Chính sách thúc đẩy xuất khẩu

   Mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu là mô hình thành công tại nhiều nước NIEs và đặc biệt là Singapo. Để có được những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng, xuất khẩu ở các nước NIEs cần phải kể đến sự kết hợp rất tốt giữa chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, các công ty và các nhà kinh doanh. Hoạt động đó thông qua các tổ chức trung gian như Cục phát triển thương mại, singapo, xúc tiến các liên minh chiến lược với các bạn hang quốc tế – Singapo. Đó là sự phối hợp thống nhất và toàn diện trong và ngoài nước. Khuyến khích không chỉ bó hẹp trong phạm vi các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng mà bao gồm cả sự điều hành và can thiệp của Chính phủ. Chính phủ còn cần phải chi cho sự thâm nhập thị trường, đào tạo cán bộ, tuyên truyền cổ động, tổ chức các cuộc triển lãm tạo chỗ đứng cho hàng hoá nước mình trên thị trường

   *  Chính sách tự do hoá thương mại.

   Mô hình chính sách thương mại quốc tế dạng này chỉ có thể áp dụng thành công ở những nước có nền kinh tế phát triển đến trình độ khá cao, ít chịu biến động bất thường của môi trường bên ngoài. Đồng thời, đây cũng phải là những quốc gia có hệ thống thị thị trường phát triển. Ngược lại, đối với các nước kém phát triển, việc áp dụng mạnh mẽ chính sách tự do hoá thương mại ( giảm tối đa vai trò quản lý, kiểm soát của Nhà nước ) thường dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt, thiếu nguồn lực cho sản xuất trong nước ( do khai thác thái quá để xuất khẩu hoặc nợ nước ngoài gia tăng (do phải chi tiêu những khoản ngoại tệ quá lớn cho nhập khẩu, vượt quá khả năng của nền kinh tế).

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *