Chất của sự vật là gì? lượng của sự vật là gì? Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta cần tôn trọng sự tích lũy về lượng? Cho ví dụ?

Please follow and like us:

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…
Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi về chất. Ví dụ không có sự tích lũy về lượng thì khó có thể có được sự thay đổi về chất.
Ví dụ: Đối với người học, lượng kiến thức được tích lũy dần dần và thay đổi khi đạt được tới một mức độ nhất định. Một sinh viên năm nhất sẽ hoàn thành năm học đầu tiên khi tích lũy đủ lượng kiến thức và trở thành sinh viên năm 2, nếu không tích lũy đủ lượng kiến thức thì sinh viên năm nhất vẫn chưa thể thay đổi chất thành sinh viên năm 2.

Phân tích luận điểm của C.Mác: “sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”? Nhân tố chủ quan đóng vai trò gì đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội? Từ thực tế ở Việt Nam hiện nay, hãy lấy thí dụ để minh họa cho vai trò đó.

Please follow and like us:

Một trả lời tới to “Chất của sự vật là gì? lượng của sự vật là gì? Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta cần tôn trọng sự tích lũy về lượng? Cho ví dụ?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *