Các thuận lợi, khó khăn khi xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của DNTM?
Thuận lợi:
- Trong điều kiện kinh doanh mới, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội, song cũng có những thách thức, nguy cơ luôn rình rập. Việc xây dựng cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại, đứng vững và phát triển là yêu cầu cấp bách. Các doanh nghiệp đã đặc biệt quan tâm đến xây dựng chiến lược kinh doanh. Các nhà quản trị cũng như các bộ phận chức năng, đơn vị trực thuộc đã có thay đổi lớn về quan điểm và tư duy kinh doanh. Điều mà các cấp quản trị đều nhận thấy rõ ràng và tâm đắc là phải “nhìn xa trông rộng” trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Việc xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Sự đổi mới tư duy của cấp quản trị là một thuận lợi lớn cho việc hoạch định các phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở quyết định sự thống nhất, tính chủ động trong hoạt động thực tế.
- Doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động kinh doanh trong khuân khổ pháp luật, theo định hướng của hệ thống chính sách và pháp luật. Doanh nghiệp được quyền tự quyết định kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, tự do lựa chọn các lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh tự chủ trong việc tìm kiếm các giải pháp về vốn, lao động, công nghệ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả của mình.
- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra thị trường rộng lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tiến bộ khoa học phát triển như vũ bão, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội đầu tư cơ sở vật chất cho kinh doanh, lựa chọn các phương án nghiên cứu phát triển tối ưu (sản phẩm, phương tiện kinh doanh…).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia được cải thiện, mở rộng, thuận tiện, đó chính là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh hợp lý.
- Hệ thống dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển, đặc biệt là các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho phép doanh nghiệp có thể khai thách được cơ hội rừ bên ngoài để tằng cường thế mạnh bên trong, khắc phục các hạn chế và nguy cơ tiềm ẩn.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên nói chung và bộ phận xây dựng chiến lược nói riêng được nâng cao đáng kể. Trong những năm đổi mới, đội ngũ cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp không những có đổi mới về tư duy kinh doanh mà còn có thái độ đúng đắn trong nâng cao trình độ nghề nghiệp. Đây là những điều kiện tốt cho việc thu nhân, hệ thống, phân tích các thông tin thị trường, tạo cơ sở thực tế cho lãnh đạo đề ra các quyết định chiến lược có tính khả thi cao.
Những thuận lợi cơ bản nêu trên trong quá trình xây dựng chiến lược ở mỗi doanh nghiệp có những mức độ khác nhau. Các nhà lãnh đạo cần tìm hiểu, phân tích kỹ càng và cố gắng khai thác các điều kiện thuận lợi khác đê hoặch định các mục tiêu, các giải pháp chiến lược vừa có tính bao trùm, tính cụ thể, có tính khả thi cao.
Khó khăn:
- Các yếu tố môi trường kinh doanh thay đồi cực kỳ nhanh chóng khiến các nguồn thông tin thu nhập được trở thành lạc hậu, không chính xác. Việc không lường hết các yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến việc xác định mục tiêu và giải pháp kinh doanh. Sự thiếu thông tin là một khó khăn lớn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong điều kiện tự chủ kinh doanh một cách toàn diện, có sự quản lý của Nhà nước, tình hình cạnh tranh diễn ra khốc liệt. Nhiều hiện tượng canh tranh không lành mạnh xuất hiện (buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng…). Các định hướng chiến lược của doanh nghiệp khó đảm bảo tính khả thi nếu không có phân tích đầy đủ, chi tiết các yếu tố môi trường kinh doanh, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh và các hiện tượng tiêu cực trong thương mại.
- Nền kinh tế nước ta nói chung và lĩnh vực thương mại nói riêng đã có những bước phát triền đáng kề, song sự ổn định chưa vững chăc. Hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý nền kinh tế còn chưa đồng bộ, vừa thực hiện vừa điều chỉnh, khiến các doanh nghiệp còn nhiều lung tùng và kém độ tin cậy khi xây dựng các chiến lược cho doanh nghiệp trong thời kỳ dài.
- Nền thương mại mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhiều thói quen quản lý kinh doanh cũ vẫn còn ngự trị trong một số cán bộ doanh nghiệp. Ý nghĩa chủ quan của các nhà quản trị kém nhậy cảm là cản trở lớn cho việc định hướng kinh doanh và năng động trong việc tìm các giải pháp thực thi chiến lược. Do vậy có lúc, có nơi việc xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ được xem là công việc có tình chất hình thức.
- Kiến thức, năng lực quản lý điều hành hoạt động thương mại của cán bộ quản trị, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp còn chưa đáo ứng yêu cầu trong điều kiện kinh doanh mới. Do đó chưa khai thác hết được tiềm năng, ưu thế của doanh nghiệp. Trong nội bộ một số doanh nghiệp chưa đảm bảo được sự thống nhất về tư duy chiến lươc, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định các mục tiêu, hệ thống giải pháp ở các cấp chiến lược.
- Tổ chức công tác thông tin và dự báo thị trường ở các doanh nghiệp còn yếu không đủ các dữ liệu, thông tin phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Công tác phân tích dữ liệu,đánh giá các căn cứ xây dựng chiến lược chủ yếu theo phương pháp ngoại suy từ số liệu thống kê báo cáo và dự án dài hạn kém chính xác và độ tin cậy cao, nhât là các tiêu chuẩn định tính, định lượng khi xem xét các phương án chiến lược.
Những khó khăn trên đây làm cho quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách thận trọng, hạn chế tính khoa học, chính xác, khả thi của chiến lược đã xây dựng.