Các bộ phận của kinh tế học

Please follow and like us:

Các bộ phận của kinh tế học

• Kinh tế học vi mô

Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi và cách thức ra quyết định của các thành viên kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ). Ví dụ như người tiêu dùng sẽ sử dụng thu nhập hữu hạn của mình như thế nào? Tại sao người họ lại thích hàng hóa này hơn hàng hoá khác. Hoặc doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận? Nếu giá đầu vào tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải làm gì? Chính phủ sẽ phân bổ ngân sách hữu hạn của mình cho các mục tiêu như giáo dục, y tế như thế nào?…

• Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô là bộ phận kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể của nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, việc làm và thất nghiệp, cán cân thương mại,…Kinh tế học vĩ mô tìm cách giải đáp các câu hỏi quan trọng như các yếu tố nào quyết định và ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô trên, các biến số thay đổi theo thời gian như thế nào và các chính sách vĩ mô tác động thế nào đến các biến số.

Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, hai bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau.

• Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội và giống như tất cả các môn khoa học khác, các nhà kinh tế học phải phân biệt hai câu hỏi: Là cái gì? và Nên như thế nào? Doanh nghiệp Hộ gia đình Chính phủ Thị trường yếu tố Thị trường sản phẩm Thuế Thuế Tiền (Chi tiêu) Hàng hoá, dịch vụ Hàng hoá, dịch vụ Tiền (Doanh thu) Tiền (Thu nhập) Tiền (Chi phí) Yếu Tố sx Yếu tố sx Trợ cấp Trợ cấp

Trả lời cho câu hỏi “Là cái gì” được gọi là kinh tế học thực chứng – nghiên cứu thế giới thực tế và tìm cách lý giải một cách khoa học các hiện tương quan sát được. Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định các nguồn lực trong nền kinh tế thực tế được phân bổ như thế nào.

Kinh tế học chuẩn tắc thì lại liên quan đến câu hỏi: Nên như thế nào? Kinh tế học chuẩn tắc có yếu tố đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế – phát biểu về cách các nguồn lực của nền kinh tế cần phải được phân bổ như thế nào.

Để hiểu được sự phân biệt giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc, chúng ta xem xét tình huống về thị trường bất động sản. “Chính sách thắt chặt của Chính phủ theo Nghị quyết 11 vào tháng 2 năm 2011 khiến thị trường bất động sản suy giảm do tín dụng phi sản xuất bị hạn chế mạnh” là một tuyên bố thực chứng. “Cần phải điều chỉnh tín dụng cho từng phân khúc bất động sản để để tránh đổ vỡ thị trường này trong giai đoạn hiện nay” lại là một tuyên bố chuẩn tắc.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *