Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là gì? Vì sao phải nghiên cứu bố trí mặt bằng sản xuất? Liên hệ thực tiễn để minh họa

Please follow and like us:

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là gì? Vì sao phải nghiên cứu bố trí mặt bằng sản xuất? Liên hệ thực tiễn để minh họa

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là gì?

Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian máy móc thiết bị. Và các khu vực làm việc và các bộ phận phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ. Việc bố trí mặt bằng sản xuất không chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng mới. Mà còn bao gồm những doanh nghiệp thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi thiết kế sản phẩm hay quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mới hoặc thậm chí cách bố trí hiện tại không hợp lý cần điều chỉnh lại.

Vì sao phải nghiên cứu bố trí mặt bằng sản xuất?

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất và tác nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Bố trí hợp lý sẽ có năng suất cao, giảm lãng phí và sự gián đoạn không cần thiết, tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý có thể làm tăng chi phí, thời gian di chuyển kéo dài, cản trở các hoạt động tác nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu phải sắp xếp bố trí lại mặt bằng sẽ dẫn đến hao phí về tiền và thời gian của doanh nghiệp, tạo tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ càng, phân tích và lựa chọn phương án bố trí hợp lý ngay từ ban đầu. Một cách bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:

  • Tối thiểu hóa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;
  • Loại bỏ những lãng phí hay di chuyển dư thừa không cần thiết giữa các bộ phận, các nhân viên;
  • Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng;
  • Sử dụng không gian có hiệu quả;
  • Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng, gây ách tắc đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ;
  • Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió, chống rung, ồn, bụi… đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên khi làm việc;
  • Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động;
  • Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;
  • Có tính linh hoạt cao để thích ứng với những thay đổi…

Liên hệ thực tiễn để minh họa

Ví dụ thực tiễn: Tại Công ty TNHH dệt may Tiến Trường, là công ty em đang làm việc trong ngành may mặc, việc bố trí mặt bằng sản xuất giúp công ty đáp ứng được yêu cầu  của hoạt động sản xuất cụ thể phân xưởng kiểm tra đặt cạnh kho hàng và cạnh khu vực sản xuất thành phẩm, điều này giúp công ty giảm thiểu công sức vận chuyển cùng với đó  kết nối dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn tạo hiệu quả trong kinh doanh.

Trình bày xu hướng định vị doanh nghiệp trên thế giới hiện nay?

Các doanh nghiệp trên thế giới tùy vào chiến lược, mục tiêu kinh doanh mà có xu thế định vị doanh nghiệp khác nhau, nhưng tổng quan có những xu hướng sau:

Định vị ở những quốc gia, vùng, tỉnh thành có chi phí rẻ và thường là những khu vực ngoại thành để đón đầu xu thế phát triển của thành phố.

Định vị ở những quốc gia, vùng thị trường để tận dụng được lợi thế gần thị trường và có những hiểu biết về hoạt động kinh doanh tại thị trường đó.

Định vị tại những quốc gia có nền chính trị ổn định, tình hình kinh tế phát triển, có nguồn lực lao động tốt và có ưu đãi các lợi ích kinh doanh, thuế quan.

Định vị theo hướng chi nhỏ doanh nghiệp để tận dụng

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *