DANH – THỰC
Trong quan hệ đối lập , danh là cái bề ngoài còn thực là cái bên trong. Danh xác định vai trò , tự cách , vị trí , năng lực của con người trong xã hội , đem lại giá , uy tín, quyền lợi cho con người , là động lực phấn đấu của con người . Thực cũng là phâm chất , năng lực mà cá nhân có được do quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhưng trong thể đối lập với danh thì những phẩm chất , năng lực đó có thể chưa được xã hội công nhận bằng một danh hiệu tương xứng . Danh luôn gắn với tài và đức . Có thực tài mới có thực danh . Có đức , có tài mới có danh. Chế độ khoa cử ngày xưa là để chọn nhân tài ; những ông trạng, ông nghè là những người tài danh , có thực danh . Thực tế đòi hỏi xã hội hiện đại phải nêu cao tinh thần trong thực lực thực tài đồng thời có các biện pháp phù hợp để phát hiện , ủng hộ vinh danh người có phẩm chất , năng lực thực sự. Mặt khác những người có thực chất , thực lực thực tài cũng phải phân đấu để đạt được danh vị xứng đáng . Thay vì ẩn mình vào cuộc đời , chúng ta phải chủ động thể hiện tài năng cá nhân , thậm chí phải đấu tranh để được công nhận tài năng đó như Mạc Đĩnh Chi thời xưa viết bài phú Bông sen trong giêng ngọc trình lên vua Trần … Việc phấn đấu đạt được danh hiệu chân chính bằng thực lực là một động cơ chính đáng của con người . Vì vậy , hết thảy mọi người cần có thái độ trân trọng đối với những người có danh vị chân chính và bản thân chúng ta cũng cần nỗ lực phấn đấu hoàn thiện tài đức để có được danh vị xứng đáng.