Anh (chị) hãy trình bày các điều kiện mà một doanh nghiệp cần đáp ứng khi phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán, liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Please follow and like us:

1. Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Mỗi nước có những qui định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau:
– Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia.
– Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm).
– Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
– Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm).
– Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được.
ở Việt Nam, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
– Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
– Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
– Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
– Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
– Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
– Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
TTCK và NH
.Thị trường chứng khoán: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, hoặc trực tiếp bằng cách cho vay hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.
a) TTCK chỉ có thể ra đời và phát triển trên cơ sở hệ thống tiền tệ ổn định. Đặc biệt là chỉ số lạm phát, tỷ giá và vấn đề lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả CK.
b) TTCK có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các thị trường vốn ngắn hạn thị trường vốn tín dụng, thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ. Các thị trường ngắn hạn này là địa bàn hoạt động và quản lý của các NH. Mối quan hệ giữa TTCK và thị trường ngắn hạn là mối quan hệ giữa vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Rõ ràng thị trường ngắn hạn hoạt động ổn định và
không ngừng phát triển sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của TTCK. Bởi vậy bất kỳ chính sách tiền tệ nào của NHTƯ sẽ tác động đến thị trường ngắn hạn và có ảnh hưởng đến thi trường vốn dài hạn.
c) Các NHTM là những tổ chức đóng vai trò tích cực trong hoạt động kinh doanh CK dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp tuỳ theo từng nước.
Bởi vậy hệ thống các NHTM hoạt động lành mạnh và được NHTƯ kiểm soát và giám sát chặt chẽ sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính lành mạnh của TTCK.
d) Hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường tài chính cuối cùng đi đến việc thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền tệ. Quá trình thanh  toán chỉ có thể thực hiện được thông qua hệ thống thanh toán của NHTM và cả NHNN. thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua, bán chứng khoán của NHNN với các NHTM sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu đã định.
Các TCTD có vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, cả với thị trường sơ cấp và thứ cấp. TCTD cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghịêp Nhà nước và hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đồng thời, các TCTD tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, giúp các công ty phát hành chứng khoán, làm trung gian mua bán chứng khoán, cung cấp các dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán cho khách hàng, thực hiện vịêc thanh toán chứng khoán…Ngược lại, thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng của các TCTD về đáp ứng vốn dài  hạn cho nền kinh tế, tạo thêm cơ hội mở rộng danh mục đầu tư của các TCTD và là kênh quan trọng để các NHTM cổ phần bổ sung vốn điều lệ. Trên thực tế, là một trong các thành viên chủ yếu của thị trường chứng khoán, các TCTD đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động như các NHTM đã thành lập công ty chứng khoán, tham gia làm ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng lưu ký, tham gia góp vốn thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, thực hiện vai trò ngân hàng giám sát…. Tuy nhiên, sự tham gia của các TCTD trên thị trường chứng khoán vẫn còn khả năng mở rộng và phát triển rất nhiều.

Xem thêm: Các câu hỏi quản trị tài chính

 

 

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *