Trình bày vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản

Please follow and like us:

Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản
* Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: chuyển từ kỹ thuật lao động thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hóa, tin học hóa, …. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghộ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người. Chủ nghĩa tư bản có công lớn trong phát triền các cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện vào đầu thế ký XXI, chuyển nền kinh tế của nhân loại bướcvào một thời đại mới – thời đại của kinh tế tri thức
*Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triền, chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn, hiộn đại, năng suất cao. Dưới tác động của quy luật của nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ, phong phú.
*Thực hiện xã hội hóa sản xuất Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triồn của phân công lao động xã hội; sản xuất tập trung với quy mô lớn, hợp lý; chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực, giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ… làm cho các quá trinh sán xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá trình sản xuất xã hội thống nhất. Đây cũng là một trong những điều kiện về kinh tế thuận lợi thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triền ngày càng cao hơn.
Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản cũng có giới hạn lịch sử.
* Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản Mục đích cùa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải vì lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, mà chủ yếu là vì lợi ích thiểu số giai cấp tư sản, của bọn tư bản độc quyền, nhất là tư bản tài chính. Mục đích này không phù họp với thời đại phát triền của cách mạng công nghiệp hiện đại, không phù họp với yêu cầu của trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sàn xuất, với quy luật phát triển của xã hội loài người. Đó là do cở sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trong đó giai cấp công nhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sàn xuất, họ phải bán sức lao động cho các nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, tư liệu sản xuất vẫn tập trung trong tay các nhà tư bản, đặc biột là nằm trong tay các tập đoàn tư bản độc quyền, do đó họ là người chi phối việc phân phối sản phẩm xã hội sản xuất ra vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sàn, của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền. Vì mục đích lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn độc quyền không giảm giá cả hàng hóa sản xuất ra, mà họ luôn áp đặt giá bán cao và giá mua thấp, hạn chế sản lượng hàng hóa; các hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền của họ được đảm bảo, không có nguy cơ bị lung lay. Do vậy, độc quyền cũng góp phần làm kìm hâm cơ hội có thổ phát triển tốt hơn cho nhân loại, mặc dù nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn đang phát triển ở những mức độ nhất định. Xu thế phát triển nhanh của nền kinh tế biểu hiện ở chỗ: trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao hiếm thấy. Xu thế trì trệ của nền kinh té hay xu thế kìm hãm là do sự thống trị của độc quyền đã tạo ra những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất.
* Chủ nghĩa tư bản đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên thế giới
Vì sự tồn tại, phát triển, các cường quốc tư bản ra sức chiếm lĩnh thuộc dịa, chiếm lĩnh thị trường, các cường quốc tư bản đã tiến hành phân chia lãnh thồ, thị trường thế giới. Nhưng do sự phân chia lãnh thổ và thị trường thế giới dựa vào sức mạnh của các cường quốc tư bản, hơn nữa do sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của các nước tư bản, tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi phân chia lại thị trường thế giới sau khi đã chia xong. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939-1945) cùng với hàng trăm các cuộc chiến tranh khác trên thế giới và là nguyên nhân của các cuôc chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh dã kẻo tụt lùi kinh tế thế giới hàng chục năm. Sang đầu thế kỳ XXI, chiến tranh lạnh đã tạm thời kết thúc; nguy cơ chiến tranh thế giới cũng đã bị đẩy lùi, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh đã bị loại trừ hoàn toàn. Hiộn nay trên thế giới hàng chục các cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh khu vực, chiến tranh sắc tộc và chiến tranh thương mại vẫn liên tiếp xảy ra, trong đó hoặc đứng bên trong hay đằng sau, hoặc trực tiếp hay gián tiếp, hoặc ngấm ngầm hay công khai đều có “bàn tay” của các cường quốc tư bản.
* Sự phân hóa giàu nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc
Sự phân hóa, chênh lệch giàu nghèo trong các nước tư bản đã tồn tại ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời bằng quá trình tích lũy nguycn thủy của tư bản – giai cấp tư sản dùng “bạo lực” đề tước đoạt những người sản xuất nhỏ, đặc biệt là những người nông dân cá thể. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tích lũy, tích tụ và tập trung tư bản càng cao, giá trị thặng dư mà các tập đoàn tư bân độc quyền thu được càng lớn, làm cho thu nhập của giai cấp công nhân ngày càng giảm tương đối, còn thu nhập của giai cấp tư sản thì ngược lại.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *