Trình bày các tính chất của một hệ thống thuế tối ưu? Liên hệ thực tế Việt Nam.

Please follow and like us:

Trình bày các tính chất của một hệ thống thuế tối ưu? Liên hệ thực tế Việt Nam.
Hệ thống thuế tối ưu là hệ thống thuế có các tính chất như: tính đơn giản, tính công bằng, tính linh hoạt và tính hiệu quả kinh tế. Phân biệt được sự tác động của thuế trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Tính chất của một hệ thống thuế tối ưu
1. Tính hiệu quả kinh tế
Hệ thống thuế không nên gây quá nhiều méo mó đến việc phân bổ nguồn lực có hiệu quả của thị trường. Hiệu quả đối với nền kinh tế là hệ thống thuế phải đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất.

Hiệu quả đối với số thu NSNN:
Đảm bảo tăng thu cho NSNN, loại trừ dần các trường hợp gây thâm hụt không đáng có.
Luôn luôn hoàn chỉnh và hoàn thiện hệ thống thuế: đơn giản, rõ ràng.
Hệ thống thông tin về thuế phải tốt, mạch lạc.
Cần có hệ thống giải pháp đối phó với các hiện tượng trốn thuế. Trốn thuế không bao giờ bị thủ tiêu hoàn toàn, nhưng cần phải thu hẹp.

2. Chi phí quản lí thuế
Chi phí hành chính thuế gồm: chi phí quản lý của cơ quan thuế và những chi phí của người nộp thuế; …
Việc tổ chức thực hiện hệ thống thuế làm phát sinh chi phí đáng kể như:
Chi phí trực tiếp (chi phí hành chính): Tổ chức cơ quan thuế, tiền lương, hệ thống thông tin quản lý…
Chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủ): Chi phí thời gian, ghi chép sổ sách, dịch vụ kế toán, luật sư thuế…
Theo GS.Joel Slemrod (ĐH Michigan): chi phí gián tiếp ít nhất gấp bốn lần chi phí trực tiếp.
Người nộp thuế có thể tính toán chính xác được hiệu quả kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế cũng như dễ dàng thực hiện các thủ tục về thuế.
Hệ thống thuế phải đơn giản để việc quản lí dễ dàng và ít tốn kém. Vì mục tiêu cơ bản của tất cả các loại thuế là để tăng nguồn thu NSNN nên những loại thuế nào mà chi phí để thu chúng còn lớn hơn nguồn thu do chúng tạo ra thì nên được loại bỏ, trừ phi chúng còn phục vụ một mục đích ưu tiên nào khác.

3. Tính linh hoạt
Hệ thống thuế phải có khả năng thích ứng một cách dễ dàng với những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế. Người nộp thuế phải dự đoán trước được khi họ tham gia vào một hoạt động thuế nào đó thì trách nhiệm thuế mà họ phải trả trong tương lai là bao nhiêu . Có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới. Khi hoạch định chính sách thuế phải đảm bảo can thiệp ở mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp mới có thể tạo ra sự ổn định và đáp ứng mục tiêu.

4. Tính công bằng
Trong các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế thì tiêu chuẩn công bằng là tiêu chuẩn hàng đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng và thể hiện rất rõ khi thuế là công cụ phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội.
Tiêu thức để đánh giá tính công bằng của một hệ thống thuế phải dựa trên nguyên tắc công bằng theo chiều ngang và nguyên tắc công bằng theo chiều dọc.
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang: nếu các cá nhân về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử ngang nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác.

Liên hệ thực tế Việt Nam:
Quan điểm của Việt Nam về thuế tối ưu:
– Chính sách động viên của thuế cần tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể. Nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức huy động của thuế cũng phải có sự giới hạn. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nhỏ, nhưng không phải thế là tận thu để bao chi. Làm như vậy sẽ phá vỡ tính kỷ luật tài chính tổng thể, gây kìm hãm, không kích thích đầu tư, tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và dân cư. Thuế không vì mục tiêu cân đối ngân sách trước mắt, mà quan trọng phải hướng vào mục tiêu cao hơn và xa hơn đó là thúc đẩy đầu tư, vực dậy nền kinh tế, thoát khỏi tình trạng yếu kém và đuổi kịp các nước trong khu vực.
– Chính sách phải hình thành một cơ cấu thuế hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. Cải cách thuế cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế, đi đôi với việc mở rộng cơ sở thuế và hạ thấp thuế suất. Đồng thời, chính sách thuế phải bao quát hết tất cả nguồn thu, cần đưa vào áp dụng các loại thuế mới để quản lý nguồn thu và nâng cao vai trò điều tiết: như thuế tài sản, thuế môi trường.
– Cơ cấu của hệ thống thuế phải có những thay đổi thích hợp cho phù hợp với sự phát triển kinh tế. Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc tế sẽ giảm dần, thay vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Đồng thời thuế GTGT cần được tăng cường và kết hợp với thuế TTĐB để điều tiết sản xuất – tiêu dùng và đảm trách tốt vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.
– Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện VN hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng.

Please follow and like us:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *